Rối loạn thần kinh thực vật: Tìm hiểu để biết cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu về hệ thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh thực vật là gì và cách điều trị nhé!

Tìm hiểu chung

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thống thần kinh thực vật (autonomic nervous system – ANS), hay còn gọi là hệ thống thần kinh tự chủ, có nhiệm vụ kiểm soát một số chức năng cơ bản bao gồm:

  • Tiêu hóa
  • Cảm giác
  • Nhịp tim
  • Nhịp thở
  • Thân nhiệt

Lý do hệ thống này được gọi là hệ thống thần kinh tự chủ vì bạn không cần phải suy nghĩ và điều khiển các hoạt động của hệ hống này. Ví dụ như tạo nhịp tim, tiết nước bọt, tiêu hoá thức ăn… ANS cung cấp sự kết nối giữa não và các bộ phận cơ thể nhất định, bao gồm cả các cơ quan nội tạng, ví dụ những kết nối với tim, gan, tuyến mồ hôi, da và thậm chí các cơ bên trong mắt.

Hệ thống thần kinh thực vật bao gồm:

• Hệ thống thần kinh giao cảm (sympathetic autonomic nervous system – SANS): có nhiệm vụ kích hoạt các phản ứng khẩn cấp khi cần thiết, phản ứng chiến đấu-hay-bỏ chạy (fight-or-flight reaction) giúp bạn sẵn sàng ứng phó với các tình huống căng thẳng.

• Hệ thống thần kinh phó giao cảm (parasympathetic autonomic nervous system – PANS): có nhiệm vụ giúp bảo tồn năng lượng và phục hồi các mô để duy trì các chức năng thông thường.

Hệ thống thần kinh giao cảm đóng vai trò kích thích các cơ quan, ví dụ như làm tăng nhịp tim và huyết áp khi cần thiết. Trong khi đó, hệ thần kinh phó giao cảm thường điều hòa và làm chậm các quá trình trong cơ thể, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Tuy nhiên, đối với hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu, hệ phó giao cảm lại có nhiệm vụ kích thích và hệ giao cảm làm chậm những yếu tố này lại. Hầu hết các cơ quan đều có dây thần kinh đến từ cả hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là bệnh lý thần kinh tự trị, còn gọi là dysautonomia. Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật có thể dao động từ nhẹ đến đe dọa tính mạng tuỳ theo mức độ ảnh hưởng đến một phần của ANS hoặc toàn bộ ANS.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng tạm thời, nhưng một số khác lại mạn tính hoặc kéo dài và có thể tiếp tục trở nặng theo thời gian. Ví dụ bệnh tiểu đường và bệnh Parkinson là hai tình trạng mạn tính có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

Các rối loạn thần kinh thực vật thường gặp

Các loại rối loạn thần kinh thực vật

Các loại rối loạn thần kinh thực vật có thể khác nhau về nguyên nhân hình thành, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Các loại rối loạn chức năng tự chủ thường gặp, bao gồm:

1. Hội chứng nhịp đập nhanh tư thế

Hội chứng nhịp đập nhanh tư thế hay còn gọi là postural orthostatic tachycardia syndrome (POTS) có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi hoặc giới tính nào. Đây là hội chứng xuất hiện do sự tổn thương hệ thống thần kinh tự chủ. Các triệu chứng của tình trạng này thường tăng lên khi ở tư thế đứng và giảm khi nằm xuống. Ví dụ, tư thế đứng thẳng có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi và ngất xỉu, nhưng khi nằm xuống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này.

2. Ngất do cường phế vị

Ngất vô cường phế vị hay còn gọi là vasovagal syncope, là trạng thái mất ý thức tạm thời do nhịp tim và huyết áp giảm đột ngột, từ đó làm giảm tuần hoàn máu não. Đây là dạng ngất hay xảy ra nhất và thường không gây nhiều nguy hiểm. Ngất xỉu có thể xảy ra do mất nước, ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, tác động bởi môi trường xung quanh và cảm xúc căng thẳng. Người bệnh thường bị buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi quá mức và cảm giác đuối sức trước hoặc sau khi ngất.

3. Bệnh teo đa hệ thống

Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy – MSA) là một dạng rối loạn thần kinh thực vật. Ban đầu, bệnh có các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson. Tuy nhiên, những người mắc bệnh này thường có tuổi thọ chỉ dài khoảng 5 – 10 năm kể từ khi chẩn đoán. Đây là một rối loạn hiếm gặp thường xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi. Nguyên nhân của MSA hiện vẫn chưa rõ ràng và không có cách nào làm chậm tiến triển bệnh.

4. Bệnh rối loạn thần kinh tự quản cảm giác di truyền

Đây là một nhóm các rối loạn di truyền gây ra rối loạn chức năng thần kinh lan rộng ở trẻ em và người lớn. Tình trạng này có thể khiến bạn mất khả năng cảm giác đau, cảm nhận nhiệt độ và đồng thời ảnh hưởng đến một loạt các chức năng cơ thể. Bệnh rối loạn được phân thành bốn nhóm khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kiểu di truyền và triệu chứng.

5. Hội chứng Holmes-Adie

Hội chứng Holmes-Adie chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát cơ mắt, gây ra các vấn đề về thị lực. Một bên đồng tử có thể sẽ lớn hơn bên còn lại, và co lại từ từ dưới ánh sáng mạnh. Trong một số trường hợp khác, hội chứng này có thể gây thiếu các gân cơ phản xạ như gân gót Achilles. Hội chứng Holmes-Adie xảy ra do nhiễm virus cũng có thể gây viêm và tổn thương tế bào thần kinh, đồng thời gây mất phản xạ gân cơ sâu – tình trạng kéo dài vĩnh viễn nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất