Nổi hạch bạch huyết ở trẻ là do đâu? Mách mẹ cách nhận biết và điều trị

Related Articles

Có thể nói hạch bạch huyết là bộ phận quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Những hạch này có cấu trúc nhỏ, mềm, hình tròn hoặc bầu dục và được kết nối với nhau thông qua mạch bạch huyết thành chuỗi. Bên trong hạch bạch huyết bao gồm các tế bào miễn dịch (lympho bào) chịu trách nhiệm bắt giữ virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sau đó các tế bào bạch cầu bắt đầu tiếp cận và tiêu diệt chúng.

Các vị trí hạch bạch huyết thường xuất hiện

Trong cơ thể, có khoảng 600 loại hạch bạch huyết nằm rải rác ở khắp cơ thể. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta dễ bắt gặp nhất hình ảnh trẻ nổi hạch sau đầu, hạch sau gáy ở trẻ nhỏ, bé bị nổi hạch ở cổ, hay thậm chí là tình trạng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, vẫn có một số vị trí khác mà hạch có thể nổi như: sưng hạch bạch huyết dưới hàm, nách, phía trước tai, đằng sau đầu gối, khớp khuỷu tay, bẹn… Hầu hết các trường hợp nổi hạch bạch huyết đều không nguy hiểm.

Triệu chứng nổi hạch bạch huyết ở trẻ

Biểu hiện nổi hạch bạch huyết

Bệnh bạch huyết là tình trạng xảy ra khi cơ thể đang chống lại nhiễm trùng, lúc này các hạch bạch huyết bắt đầu sưng lên. Trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các dị ứng nguyên, cũng như các bệnh nhiễm trùng mới, điều này lý giải vì sao mà hạch bạch huyết của trẻ lại to hơn so với người lớn.

Khi bị nổi hạch bạch huyết, trẻ có thể bị nổi hạch ở nách trái, trẻ nổi hạch ở cổ, hoặc trẻ nổi hạch sau đầu. Thông thường, bạn không phải lo lắng nhiều nếu trẻ bị nổi hạch bạch huyết. Những dấu hiệu này cho thấy cơ thể bé đang hoạt động tốt trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng, điển hình như viêm hạch mạc treo (một tình trạng các hạch bạch huyết trong mạc treo đính ruột với thành bụng bị viêm).

Việc nổi hạch bạch huyết ở các vị trí khác nhau có thể là nguyên nhân của nhiều loại nhiễm trùng khác nhau. Do vậy, nếu phát hiện ra con bị nổi hạch thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp hạch sưng to quá mức thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề nhiễm trùng nào đó. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh hạch bạch huyết ở trẻ?

Hiện tượng nổi hạch bạch huyết là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết cơ thể đang gặp những vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, phản ứng dị ứng thuốc hoặc thậm chí là bệnh. Ngoài ra, có một số trường hợp trẻ bị nổi hạch cục bộ là do cơ thể phản ứng lại với tác nhân bên ngoài. Một vài nguyên nhân gây bệnh hạch bạch huyết ở trẻ em có thể bao gồm:

1. Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em

Các hạch bạch huyết có thể sưng lên khi bản thân chúng bị viêm nhiễm.

2. Nhiễm virus ở cổ họng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nổi hạch ở cổ. Các hạch bạch huyết ở cổ có kích thước khoảng từ 0,5 đến dưới 2 cm và xuất hiện giống nhau ở cả hai bên cổ.

3. Trẻ bị sâu răng hoặc áp xe

Sâu răng gây nổi hạch bạch huyết

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất