Nhổ răng hàm liệu có nguy hiểm? Chăm sóc sau nhổ răng hàm

Related Articles

Vậy khi nào thì cần nhổ răng hàm? Phải xử lý răng hàm bị sâu như thế nào? Liệu nhổ răng hàm ở hàm dưới có nguy hiểm không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay tất tần tật những thông tin về việc nhổ răng hàm được tổng hợp trong bài viết này nhé!

Răng hàm là gì?

Răng hàm chính là những chiếc răng khỏe nhất trong miệng và là những chiếc răng mọc cuối cùng. Người trưởng thành có bộ răng hàm bao gồm 3 răng là răng số 6, 7, 8 và những chiếc răng nhỏ hơn được gọi là răng tiền hàm. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, những chiếc răng hàm đầu tiên thường xuất hiện vào khoảng 6 – 7 tuổi. Răng hàm thứ hai ở mỗi bên thường xuất hiện trong khoảng 11 đến 13 tuổi. Các răng hàm thứ 3 được gọi là răng khôn và xuất hiện khoảng từ 18 tuổi trở đi.

Trong khi răng nanh và răng cửa có vai trò cắn và xé thức ăn thành nhiều mảnh, thì răng hàm số 6 và số 7 lại đóng vai trò nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt. Chúng thường có kích thước lớn và bề mặt rộng, có nhiều góc nhọn và thường là các răng làm việc nhiều nhất.

Nếu chưa biết người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng, bạn có thể tìm hiểu thêm ngay tại đây.

Nhổ răng hàm có nguy hiểm hay để lại biến chứng không?

Răng hàm ở cả hàm dưới và hàm trên có vị trí khá giống nhau và là một nơi có cấu trúc giải phẫu khá nguy hiểm. Nếu ca phẫu thuật lấy răng không được thực hiện đúng quy trình có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: gãy lồi cầu xương hàm, thủng xoang hàm… Vì thế để đảm bảo ca phẫu thuật được an toàn, bạn nên chọn những bệnh viện nha khoa có uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện nhổ răng hàm.

Khi nào thì cần nhổ răng hàm?

Dù đóng vai trò rất quan trọng, nhưng trong một số trường hợp, bạn buộc phải nhổ bỏ răng hàm, chẳng hạn như:

1. Răng bị sâu

Chính vì răng hàm nằm ở vị trí khuất sâu bên trong khoang miệng nên việc giữ vệ sinh cho những chiếc răng này sẽ khá khó khăn, làm gia tăng nguy cơ răng hàm bị sâu. Nếu răng bị sâu nhẹ, bạn có thể tham khảo những cách điều trị như: trám răng, làm mão răng, lấy tủy răng… Tuy nhiên khi răng hàm sâu quá nặng, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng sâu đi, tránh vi khuẩn tấn công những chiếc răng xung quanh.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất