Nhẹ cân • Hello Bacsi

Related Articles

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng nhẹ cân

Nếu thuộc nhóm người nhẹ cân, bạn có thể nhìn thấy một số dấu hiệu trên cơ thể như ốm yếu, thiếu sức sống, gầy gò, xanh xao… Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể không liên quan đến nhẹ cân mà bạn có thể dễ nhầm lẫn. Ví dụ, khi cân nặng không đủ, cơ thể gầy ốm có thể khiến các đường gân trên nổi rõ hơn. Thế nhưng, những người lao động nặng hoặc chơi thể thao cũng có hiện tượng này.

Những triệu chứng khác của nhẹ cân có thể liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng, chẳng hạn như:

  • Xương dễ gãy
  • Kinh nguyệt không đều hoặc gặp nhiều vấn đề trong khi mang thai
  • Rụng tóc
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu
  • Tăng trưởng và phát triển chậm, đặc biệt ở trẻ em

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cố gắng tăng cân nhưng không được. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến nhẹ cân, thiếu cân như đề cập ở trên, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn gặp phải những vấn đề về tâm thần hay rối loạn ăn uống, tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào tự bản thân cũng nhận ra vấn đề, bạn có thể cần nghe theo lời khuyên của người thân, bạn bè.

Một số triệu chứng liên quan đến rối loạn ăn uống bao gồm:

  • Có hành vi giấu diếm
  • Giảm cân đột ngột không giải thích được
  • Từ chối tham gia các hoạt động xã hội hoặc gặp mặt gia đình
  • Có vẻ mệt mỏi
  • Từ chối ăn trước mặt người khác

Nếu có những biểu hiện này hoặc phát hiện người xung quanh đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy cố gắng và khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nhẹ cân là gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhẹ cân hay thiếu cân. Đôi khi, một người nhẹ cân do nhiều nguyên nhân gộp lại.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu cân bao gồm:

  • Tiền sử gia đình. Một người có chỉ số BMI thấp tự nhiên có thể do đó là đặc tính di truyền trong gia đình họ.
  • Trao đổi chất mạnh. Những người có quá trình trao đổi chất mạnh hơn bình thường có thể không tăng cân nhiều ngay cả khi ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên. Vận động viên hoặc người tham gia hoạt động thể chất cường độ cao có thể đốt cháy lượng calo đáng kể, dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể.
  • Mắc các bệnh lý hay bệnh mạn tính. Một số bệnh gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy thường xuyên khiến cân nặng giảm sút đáng kể. Nhiều bệnh lý cũng có khả năng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn như ung thư, đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, các vấn đề đường tiêu hóa (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng).
  • Bệnh tâm thần. Sức khỏe tâm thần yếu cũng ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, bao gồm trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn ăn uống (như chứng chán ăn hay cuồng ăn). Các tình trạng trên đều có thể tác động đến sự thèm ăn và ngoại hình.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất