Ma hoàng • Hello Bacsi

Related Articles

Theo Đông y, ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào 4 kinh tâm, phế, bàng quang và đại trường. Ma hoàng có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, cầm suyễn, lợi tiểu tiện.

Ngày nay, ma hoàng được dùng trong cả đông y lẫn tây y. Tây y chủ yếu dùng chất ephedrin chiết xuất từ ma hoàng còn đông y thường dùng toàn cành phơi khô.

Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay, ma hoàng được dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm phế quản, hen suyễn, đau khớp xương. Ma hoàng còn được dùng làm thuốc chữa lỵ, long đờm, dùng chữa trúng phong, thương hàn, nhức đầu, chữa ho, phá tích tụ, chữa chứng hay ngủ, tiêu xích ban độc. Chế phẩm ma hoàng dùng điều trị ngạt mũi do cảm mạo theo mùa, viêm mũi dị ứng, sổ mũi cấp tính, cảm lạnh, viêm xoang, hen phế quản.

Liều dùng của ma hoàng

Liều dùng của ma hoàng có thể khác nhau tùy từng trường hợp mỗi người. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của ma hoàng là bao nhiêu?

Thông thường, ngày uống 5–10g dược liệu dưới hình thức thuốc sắc và phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Trong Tây y, người ta dùng ephedrin dưới dạng muối clohydrat hay sulfat, dùng riêng hoặc phối hợp với aspirin, cafein, papaverin. Liều dùng hàng ngày là 0,05–0,15g để chữa hen (bắt đầu dùng liệu 0,02g, tăng dần tới liều 0,12 và 0,15g).

Có thể dùng ephedrin làm thuốc nhỏ mũi chữa sổ mũi: dung dịch 3% ephedrin trong nước, mỗi lần nhỏ 1–2 giọt dung dịch này.

Một số bài thuốc có chứa ma hoàng

Ma hoàng có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa viêm khí quản, hen suyễn, cảm mạo:

Ma hoàng thang: ma hoàng 8g, quế chi 6g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, thêm 600ml nước sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa cảm phong hàn do lạnh, đau đầu, không có mồ hôi:

Ma quế thang: ma hoàng 8g; quế chi 12g; đương quy, trần bì, chích thảo, mỗi vị 8g; gừng sống 3 lát. Sắc lấy nước uống.

3.Chữa viêm phế quản mạn tính, lao:

Ma hoàng 5g, tế tân 3g, bán hạ 2g, ngũ vị tử 1g. Thêm 600ml nước rồi sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

4. Chữa chứng ra mồ hôi nhiều:

Rễ ma hoàng 8g, mẫu lệ 16g, hoàng kỳ 12g, phù tiêu mạch 8g. Tán bột uống 20g/ngày hoặc sắc nước uống 1 thang/ngày.

5. Chữa suy nhược cơ thế, nhịp tim không đều có ngoại tâm thu:

Cam thảo thang: Ma hoàng 6g; cam thảo, đảng sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; a giao 10g, đại táo 8g; gừng 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

6. Chữa thấp tim:

Quế chi thược dược tri mẫu thang: ma hoàng 8g, kim ngân hoa 16g, bạch thược, tri mẫu, bạch truật, phòng phong, liên kiều, mỗi vị 12g, quế chi 8g, cam thảo 6g. Sắc uống 1 thang/ngày.

7. Chữa đau vai gáy:

Ma hoàng quế chi thang gia giảm: ma hoàng 8g, đại táo 12g, quế chi, bạch chỉ, phòng phong, mỗi vị 8g, cam thảo 6g, gừng 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất