Bị bầm tím không rõ nguyên nhân: Những nguy hiểm mà bạn chưa biết!

Related Articles

Bạn hay bị bầm tím dưới da không rõ nguyên nhân? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một tình trạng sức khỏe mà bạn không hay biết.

Thông thường, tình trạng bầm tím chỉ xảy ra khi có va chạm mạnh, gây vỡ mạch máu nhỏ dưới da (1). Nhưng đôi lúc, trên da cũng xuất hiện những vết bầm mà bạn không biết rõ nguồn gốc. Tại sao lại xuất hiện tình trạng này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nhóm đối tượng dễ xuất hiện vết bầm tím

Bầm tím có thể xảy ra ở mọi người nhưng một số đối tượng dễ bị bầm tím hơn, bao gồm:

  • Người lớn tuổi: Điều này xảy ra do cấu trúc bảo vệ của da và mô mỡ bảo vệ mạch máu bị suy yếu dần theo thời gian (1).
  • Phụ nữ: Phụ nữ có nguy cơ dễ bị bầm tím hơn (1).
  • Di truyền: Các rối loạn di truyền như Von Willebrand, sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dễ gây bầm tím (2).

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân thường do đâu?

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân thường do đâu

Những nguyên nhân thường gặp

1. Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc khác nhau có thể khiến bạn bị bầm tím [1, 2]. Bên cạnh thuốc làm loãng máu, thuốc kháng kết tập tiểu cầu cũng là một nhóm thuốc có khả năng gây nên tình trạng này. Thuốc kháng kết tập tiểu cầu hoạt động bằng cách ngăn các tiểu cầu trong máu kết dính với nhau, từ đó giảm khả năng hình thành cục máu đông, giúp ngăn ngừa các bệnh lý như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Điều này khiến tình trạng chảy máu do tổn thương mạch mất nhiều thời gian hơn để cầm máu, làm máu rò rỉ nhiều hơn và dẫn đến các vết bầm lớn hơn [1].

Để biết thêm về các tác dụng không mong muốn của thuốc kháng kết tập tiểu cầu, mời bạn cùng bác sĩ chuyên khoa đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tìm hiểu thêm trong video sau nhé.

2. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng khiến da bị bầm tím

Vitamin hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và giúp duy trì mức khoáng chất trong máu [3, 4]. Việc thiếu hụt vitamin C, vitamin K, sắt… sẽ dẫn đến tình trạng da hay bị bầm tím không rõ nguyên nhân [2].

3. Đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải những vết thương hoặc vết bầm tím lâu lành [5].

4. Hội chứng Von Willebrand

Von Willebrand là một rối loạn đông máu xảy ra do sự thiếu hụt yếu tố Von Willebrand khiến quá trình đông máu diễn ra lâu hơn [6]. Máu bị kẹt dưới bề mặt da sẽ tạo thành vết bầm [7].

5. Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn bình thường do tủy xương không tạo đủ tiểu cầu, cơ thể tự phá hủy tiểu cầu hoặc lá lách chứa quá nhiều tiểu cầu. Chảy máu bên ngoài thường là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này và biểu hiện bằng các ban xuất huyết. Đây là những vết bầm có màu tím, nâu hay đỏ bầm [8].

Những nguyên nhân ít gặp

bị bầm tím không rõ nguyên nhân

1. Hóa trị liệu

Phương pháp hóa trị hoặc xạ trị điều trị ung thư có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu và khiến máu khó đông hơn [9].

2. U lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin)

U lympho không Hodgkin có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dẫn đến tình trạng bầm tím không rõ nguyên nhân hoặc chảy máu [9, 10].

Những yếu tố hiếm gặp khiến người bị bầm tím không rõ nguyên nhân

1. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)

Tình trạng này xảy ra do hệ miễn dịch tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh, làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Người mắc bệnh có thể gặp các vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân [11].

2. Bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông khiến cho máu bị loãng và không đông lại được như bình thường. Điều này dẫn đến chảy máu tự phát cũng như chảy máu sau chấn thương và phẫu thuật, gây nhiều vấn đề như bầm tím, chảy máu khớp, chảy máu cam…[12].

3. Hội chứng Ehlers-Danlos

Hội chứng Ehlers-Danlos gây ảnh hưởng đến nhiều mô liên kết, trong đó có da. Bệnh khiến da căng giãn, mỏng manh và dễ bị tổn thương. Điều này khiến cho vết bầm tím thường xuyên xuất hiện [13].

4. Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing khiến da mỏng đi, yếu và dễ bị bầm tím hơn [14].

Trên đây là tổng hợp một số nguyên nhân có thể gây ra những vết bầm tím “vô cớ” trên da. Khi gặp phải tình trạng nguy hiểm không ngờ này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất