Mụn bọc ở má: Không cẩn thận sẽ lây lan nhanh, kém xinh đẹp • Hello Bacsi

Related Articles

Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên khuôn mặt nhưng thường “để lại dấu ấn” ở hai bên má. Nếu không được xử lý đúng cách, mụn ở má có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cả thẩm mỹ và sức khỏe của da.

Nguyên nhân mọc mụn bọc ở má

mụn bọc ở má

Mụn bọc là dạng nặng nhất trong số các loại mụn, xuất hiện chủ yếu do da bị nhiễm khuẩn P.Acnes ở nang lông. Khi loại khuẩn này xâm nhập vào trong nang, da phản ứng lại, dẫn đến sự hình thành mụn bọc.

Khi mới xuất hiện, mụn thường là những đốm nhỏ màu đỏ trên má, sau đó sưng dần lên thành nốt đỏ lớn, cứng và gây đau nhức. Nếu không trị dứt điểm mụn mọc ở má sẽ khiến các nốt mụn lan rộng. Nguyên nhân chính khiến bạn bị mụn ở má thường là:

Nổi mụn ở má do vệ sinh da kém

Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, da tích tụ vi khuẩn và dầu thừa… là điều kiện đầu tiên để hình thành mụn bọc. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các tác nhân này, nghĩa là chất nhờn và bụi bẩn đã tích tụ dưới da gây ra viêm, tạo cơ hội nổi mụn bọc ở má.

Rối loạn hormone

Rối loạn hormone thường diễn ra ở lứa tuổi dậy thì (đối với cả nam và nữ), thời kỳ tiền kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh (đối với phụ nữ). Bên cạnh đó, nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hoặc có kinh nguyệt không đều, bạn cũng có nhiều nguy cơ nổi nhiều nốt mụn sưng đỏ ở má.

Rối loạn hormone sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Trên da có quá nhiều dầu thừa sẽ dẫn tới bít tắc nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào, khiến mụn bọc phát triển.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu bạn đang đối phó với mụn nội tiết

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý gây mụn má

Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ, ít chất xơ là chất xúc tác kích thích mụn bọc nổi nhiều hơn ở hai bên má. Ngoài ra, lối sống “cú đêm” (thức khuya, bận rộn, stress) cũng là nguyên nhân khiến da xấu đi, kèm theo những nốt sưng mụn có thể phát triển thành mụn bọc.

Cách trị mụn bọc ở má

Kháng sinh đường uống

Kháng sinh đường uống giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm sưng viêm. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là tetracyclin, minocyclin, clindamycin, doxycycline…

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất