Synbiotic là gì? 6 lợi ích “kỳ diệu” của synbiotic đối với trẻ em và người lớn

Related Articles

Synbiotic là một giải pháp đột phá cho sức khỏe của cả trẻ em và người lớn. Trên thực tế, synbiotic có mặt ở rất nhiều nơi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vậy, synbiotic là gì? Lợi ích của thành phần này đối với sức khỏe con người nói chung và đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nói riêng như thế nào?

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về synbiotic.

Synbiotic là gì?

Synbiotic là sự kết hợp của probiotic (men vi sinh) và prebiotic (chất xơ). Probiotic là vi khuẩn hoặc nấm sống. Với lượng vừa đủ, probiotic sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Prebiotic là những hợp chất không thể tiêu hóa được, dẫn đến những thay đổi thuận lợi trong hệ vi sinh đường ruột. Hiểu một cách đơn giản, synbiotic là một hỗn hợp bao gồm các vi sinh vật sống và các chất nền được sử dụng một cách chọn lọc bởi các vi sinh vật mang lại lợi ích sức khỏe cho con người.

Synbiotic hoạt động theo hai cách:

  • Cải thiện sự sống sót và tồn tại của men vi sinh, cũng như cấy ghép các chất bổ sung vi sinh vật sống trong đường tiêu hóa.
  • Kích thích có chọn lọc sự phát triển và kích hoạt sự trao đổi chất của một số lượng nhất định vi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe và do đó mang lại những lợi ích sức khỏe cụ thể cho con người.

Việc hấp thụ thực phẩm chứa synbiotic giúp điều hòa các hoạt động trao đổi chất ở ruột, đồng thời duy trì cấu trúc sinh học của ruột. Đặc biệt, sự gia tăng đáng kể của axit béo chuỗi ngắn, xeton, cacbon disulfua và metyl axetat cũng cho thấy tác dụng thúc đẩy sức khỏe tiềm năng của thức ăn chứa synbiotic.

Lưu ý rằng, synbiotic (và probiotic) được xem là thực phẩm chức năng, nên không cần sự chấp thuận của FDA.

Các loại synbiotic

Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho rằng, synbiotic không chỉ đơn giản là sự kết hợp của probiotic và prebiotic. Dựa trên luận điểm này, 2 loại synbiotic đã xuất hiện:

  • Synbiotic bổ sung: Probiotic và prebiotic hoạt động độc lập để đạt được những lợi ích cho sức khỏe. Gần như tất cả các sản phẩm chứa synbiotic bán trên thị trường đều ở dạng bổ sung.
  • Synbiotics hiệp đồng: Probiotic và prebiotic hoạt động như một nhóm để mang lại lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ về cộng sinh hiệp đồng là: sự kết hợp của vi khuẩn có lợi Lactobacillus và thức ăn ưa thích của loài này – lactose, góp phần hỗ trợ sự phát triển có chọn lọc của vi khuẩn này, thay vì thúc đẩy tất cả các lợi khuẩn của hệ vi sinh vật đường ruột. Tất cả vi khuẩn probiotic và prebiotic đều hoạt động cùng nhau (không độc lập) để mang lại lợi ích sức khỏe.

Vì sao nên sử dụng synbiotic?

Nếu probiotic không có thức ăn là prebiotic, chúng sẽ không tồn tại tốt trong hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nếu không có nguồn thức ăn cần thiết cho probiotic, các vi sinh vật sống này sẽ không dung nạp oxy, khiến pH thấp và nhiệt độ cao hơn. Điều này có nghĩa là, prebiotic cung cấp một nơi tuyệt vời để probiotic phát triển mạnh mẽ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng cách khai thác cả lợi ích của prebiotic và probiotic, kết hợp thành sức mạnh tổng hợp, số lượng vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa sẽ tăng lên nhiều lần, nhờ đó cải thiện sức khỏe của con người.

Synbiotic được phát triển để khắc phục những khó khăn về mặt tồn tại có thể xảy ra đối với men vi sinh. Dựa trên các quan sát cho thấy, việc sử dụng synbiotic giúp cải thiện khả năng sống sót của vi khuẩn probiotic trong quá trình di chuyển qua đường ruột trên. Việc cấy ghép hiệu quả hơn các men vi sinh vào ruột kết, cũng như tác động kích thích sự phát triển của men vi sinh và vi khuẩn phổ biến có thể góp phần duy trì sự cân bằng nội môi trong ruột, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc sử dụng synbiotic là hoàn toàn có lợi.

Khám phá 6 lợi ích của synbiotic

Lợi ích sức khỏe của synbiotic không chỉ giới hạn ở đường ruột, mà còn liên quan đến các bộ phận khác.

synbiotic có lợi cho hệ tiêu hóa

1. Nâng cao sức khỏe tiêu hóa

Synbiotic đem đến lợi ích kép cho sức khỏe đường ruột, thông qua việc cung cấp một lượng ổn định prebiotic và probiotic cho cơ thể. Probiotic giúp cải thiện một số khía cạnh của sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh như:

  • Tiêu chảy
  • Viêm loét đại tràng
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Prebiotic cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách cung cấp năng lượng cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ đó, các axit béo chuỗi ngắn như axit butyric được sản xuất. Axit butyric đã được chứng minh là hỗ trợ điều hòa và giảm các triệu chứng của cả IBS và bệnh viêm ruột (IBD).

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Nghiên cứu cho thấy sức khỏe tiêu hóa và chức năng miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm trong đường tiêu hóa. Synbiotic có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, cũng như giảm viêm ruột.

Các nhà khoa học cũng khẳng định, việc bổ sung men vi sinh có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu tại Phần Lan, ở trẻ em, việc tiêu thụ sữa có men vi sinh làm giảm khoảng 17% tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Probiotic cũng đã được chứng minh là giúp giảm gần 50% nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ.

3. Cải thiện sức khỏe tinh thần

Chế độ ăn uống chứa synbiotic có thể cải thiện khả năng nhận thức và bảo vệ sức khỏe tinh thần bằng cách cung cấp cả probiotic và prebiotic trong mỗi khẩu phần. Một số loại vi khuẩn, như Lactobacillus và Bifidobacterium, đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường trí nhớ và cải thiện các triệu chứng:

  • Lo âu
  • Trầm cảm
  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Một nghiên cứu ở Iran cho thấy rằng việc uống men vi sinh trong 8 tuần có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Probiotics cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện các khía cạnh khác của sức khỏe tinh thần bằng cách giảm các triệu chứng căng thẳng và lo lắng.

4. Giúp giảm cân lành mạnh

synbiotic giúp giảm cân

Synbiotic có khả năng thúc đẩy giảm cân và đốt cháy chất béo. Các lợi khuẩn trong synbiotic có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ chất béo, từ đó cắt giảm lượng calo tiêu thụ. Trên thực tế, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh Quốc, việc bổ sung probiotic như Lactobacillus gasseri giúp giảm 8,5% mỡ bụng chỉ sau 12 tuần.

Trong khi đó, prebiotic được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm giàu chất xơ, có liên quan đến việc giảm trọng lượng và lượng mỡ trong cơ thể. Thực phẩm prebiotic cũng đã được chứng minh là giúp tăng cường cảm giác no, do đó hỗ trợ giảm cân.

5. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là một vấn đề lớn trên toàn cầu. Synbiotic có thể hỗ trợ làm giảm một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim.

Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung synbiotic trong 12 tuần đã cải thiện quá trình chuyển hóa insulin cũng như mức cholesterol tốt HDL ở những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch vành. Khi HDL cholesterol di chuyển trong máu sẽ loại bỏ sự tích tụ mảng bám chất béo, giúp giữ cho động mạch thông thoáng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy rằng men vi sinh có thể làm giảm huyết áp để thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn.

6. Giảm viêm

Viêm cấp tính là một phần bình thường của phản ứng miễn dịch có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Mặt khác, viêm mãn tính được cho là có vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật. Tình trạng viêm có thể liên quan đến sự phát triển của các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.

Synbiotic có khả năng cung cấp probiotic và prebiotic giúp tối ưu hóa sức khỏe đường ruột nhằm giảm mức độ viêm nhiễm. Một nghiên cứu của Khoa Hóa sinh và Hóa thực phẩm tại Đại học Turku, Phần Lan, đã chỉ ra rằng men vi sinh có hiệu quả trong việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch ở những người bị dị ứng sữa. Tương tự, một nghiên cứu khác cho thấy rằng việc sử dụng men vi sinh cho những người bị rối loạn trầm cảm nghiêm trọng sẽ làm giảm mức độ protein phản ứng C (CRP), một trong những dấu hiệu chính của tình trạng viêm trong cơ thể.

Vai trò của synbiotic và sức khỏe trẻ em

synbiotic là gì

Synbiotic đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó, các hãng sữa công thức nổi tiếng đã bắt đầu đưa synbiotic vào thành phần sữa dành cho trẻ em.

Việc sử dụng sữa công thức chứa synbiotic giúp tăng cường lợi khuẩn cho trẻ, bảo vệ bé ngay từ bên trong. Một nghiên cứu quan sát cho thấy rằng trẻ em được nuôi bằng sữa công thức giàu synbiotic có ít nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai và đường hô hấp trên. Nhờ đó, cơ thể trẻ có thể phòng ngừa được các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.

Theo giáo sư John Roord của Trung tâm Y khoa tại Đại học VU Hà Lan, synbiotic làm tăng một lượng lớn lợi khuẩn trong đường ruột trẻ em. Cụ thể, ở những trẻ sử dụng sữa công thức chứa synbiotic, số lượng lợi khuẩn có trong đường ruột tăng 83% so với con số 3% ở trẻ uống sữa công thức không chứa thành phần này. Theo vị giáo sư này, sự gia tăng lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Nhờ đó, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh dị ứng, tiêu chảy và các bệnh khác thường gặp ở trẻ, giảm đáng kể. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, việc uống sữa chứa synbiotic lâu dài không chỉ rất an toàn đối với trẻ em, mà còn có lợi cho giai đoạn phát triển đầu đời của các bé.

Synbiotic trong thực tế

Synbiotic hiện diện trong hàng ngày của con người nhiều hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Giống như men vi sinh, người tiêu dùng sẽ có thể mua các sản phẩm chứa synbiotic ở dạng thực phẩm, phổ biến nhất là các sản phẩm dạng sữa chua. Không những thế, trẻ em cũng có thể bổ sung synbiotic thông qua các loại sữa công thức.

Ngoài ra, bất kỳ một món ăn ngon nào chứa cả probiotic và prebiotic đều là một công thức cấu thành synbiotic. Ví dụ, một bữa ăn nhẹ bao gồm sữa chua kèm theo một ít ngũ cốc làm từ lúa mì sẽ chứa synbiotic và có lợi cho sức khỏe của bạn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về synbiotic.


Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất