Siêu âm tuyến giáp để làm gì? Ưu điểm & Nhược điểm • Hello Bacsi

Related Articles

Trước hết chúng ta cần biết, tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết nằm trên cơ thể, có chức năng sản xuất và giải phóng hormone vào máu để điều hòa các quá trình chuyển hóa. Hai hormone chính của tuyến giáp là thyroxine (hormone T4) và tri-iodo-thyronine (hormone T3).

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, gồm 2 thùy trái và phải được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Thùy phải thường lớn hơn thùy trái.

Siêu âm tuyến giáp là gì?

siêu âm tuyến giáp là gì

Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật siêu âm không xâm lấn, thường dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh có tần số cao thông qua đầu dò để tạo ra hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở vùng cổ. Bởi vì hình ảnh được ghi lại trong thời gian thực, nên ngoài việc thấy cấu trúc và chuyển động của cơ quan thì chúng còn cho thấy máu chảy qua các mạch. Dựa vào đó, có thể phát hiện ra các bất thường hoặc các bệnh lý ở tuyến giáp.

Tất cả các bệnh nhân khi siêu âm tuyến giáp đều được yêu cầu nằm ngửa hoặc đầu nghiêng về hai bên (có thể là trái hoặc phải). Sau đó, bác sĩ bôi một loại gel chuyên biệt lên vùng cổ cần siêu âm. Chức năng của gel là giúp cho đầu dò tiếp xúc một cách an toàn với cơ thể đồng thời loại bỏ tác nhân chặn sóng âm thanh như các túi khí li ti ở giữa đầu dò và da. Đầu dò được đặt lên vùng da ở cổ thông qua lớp gel và bắt đầu di chuyển qua lại trong khu vực cần kiểm tra, nhằm thu được những hình ảnh vùng tuyến giáp.

Khi nào bạn cần làm siêu âm tuyến giáp?

Chức năng của tuyến giáp ít bị ảnh hưởng khi có các tổn thương khu trú gây bệnh, vậy nên các bệnh lý về tuyến giáp thường không thấy triệu chứng rõ ràng. Chính vì điều đó nên đôi khi bệnh lý được phát hiện muộn dẫn tới điều trị khó khăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Để phát hiện sớm những tổn thương và điều trị kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng thì bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chủ động siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện sau:

  • Căng thẳng, run rẩy tay và trạng thái cảm thấy kích thích: đây có thể là dấu hiệu của tăng chức năng tuyến giáp.
  • Rối loạn tri giác và kém tập trung: tăng nồng độ của hormon tuyến giáp (cường giáp) và giảm nồng độ của hormon tuyến giáp (suy giáp) có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Trong suy giáp, người bệnh thường cảm thấy buồn và chán nản. Cường giáp có thể dẫn đến kém tập trung.
  • Thay đổi về kinh nguyệt: suy giáp thường đi kèm với tình trạng rong kinh, trong khi đó cường giáp đặc trưng bởi thiếu kinh.
  • Phù, giữ nước trong cơ thể: bệnh suy tuyến giáp thường có biểu hiện này.
  • Tăng nhịp tim: nhịp tim nhanh và hồi hộp có thể là triệu chứng của cường giáp.
  • Đau nhức: đau cơ thường có mối liên quan với các vấn đề về tuyến giáp.
  • Tăng cân: chức năng tuyến giáp kém hơn bình thường dẫn đến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất không được thực hiện tốt gây tăng cân.
  • Cholesterol cao: sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể xảy ra ở những người bị suy giáp.
  • Chịu nóng kém: những người có tuyến giáp hoạt động quá mức thường không thể chịu được nhiệt độ cao.
  • Không thể chịu lạnh: tuyến giáp kém hoạt động khiến người bệnh cảm thấy lạnh thường xuyên.

bệnh tuyến giáp

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất