Phụ nữ tiền mãn kinh bị đau khớp: Những điều bạn cần lưu ý • Hello Bacsi

Related Articles

Vậy vì sao phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau khớp và làm thế nào để giảm đau khớp hiệu quả cho những đối tượng này? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Ảnh hưởng của giai đoạn tiền mãn kinh lên hệ xương khớp

Bệnh nhân bị đau xương khớp vào khoảng thời gian mãn kinh thường không bị hoặc không phát triển thành bệnh viêm khớp kèm theo. Đau trong giai đoạn này có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố hoặc tình trạng thứ phát có thể đảo ngược khác [3].

Tác động lên xương: Gây loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương

Estrogen được xem như một chất bảo vệ xương tự nhiên [4]. Việc thiếu hụt hormone này trong thời kỳ tiền mãn kinh gây mất khối lượng xương và là một trong những yếu tố góp phần hình thành bệnh loãng xương [4, 5]. Bệnh lý này khiến xương trở nên yếu và làm tăng nguy cơ gãy xương đột ngột [5]. Trên thế giới, ước tính cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi lại có một người bị gãy xương do loãng xương [6].

Tác động lên khớp: Gây đau khớp

Estrogen là một thành phần quan trọng giúp điều hòa lượng chất lỏng trong cơ thể [7]. Do đó, việc thiếu hụt estrogen khiến cơ thể phụ nữ kém giữ nước và gây ảnh hưởng đáng kể đến việc bôi trơn các mô khớp [8]. Nếu không có chất bôi trơn, sụn dễ bị thoái hóa và khớp có nguy cơ bị viêm [9]. Một nghiên cứu trước đây cho thấy, lớp bề mặt sụn mất nước có xu hướng dễ vỡ hơn so với sụn được cung cấp đủ nước [10].

Việc mất nước còn có thể khiến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên, đồng thời khiến khả năng đào thải lượng axit uric dư thừa của thận giảm xuống. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành gout và khiến phụ nữ tiền mãn kinh bị đau khớp thường xuyên [8, 11].

Không những vậy, estrogen cũng góp phần điều hòa quá trình chuyển hóa glucose và lipid trong cơ thể. Nồng độ estrogen thấp khiến phụ nữ tiền mãn kinh dễ tăng cân [12]. Theo các chuyên gia, việc tăng cân gây thêm nhiều áp lực lên các khớp chịu trọng lượng trên cơ thể, đặc biệt là khớp ở thắt lưng, hông và đầu gối, từ đó làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh cơ xương khớp ở những đối tượng này [13].

Tác động lên các mô mềm khác

Ngoài tác động lên xương và khớp, sự suy giảm hormone estrogen trong quá trình mãn kinh cũng có thể ảnh hưởng đến các mô mềm quanh khớp như dây chằng, gân, màng hoạt dịch, bao khớp… [14].

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ tiền mãn kinh có thể bị đau khớp nhiều hơn người bình thường. Bởi vì, phụ nữ thời kỳ này dễ bị mất ngủ, đây là một trong những nguyên nhân khiến họ nhạy cảm hơn với các cơn đau, hay nói cách khác là tăng cảm giác đau [15, 16]. Không những vậy, khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ kém hấp thu magie do căng thẳng và suy yếu hệ tiêu hóa, từ đó cũng làm thay đổi nhận thức của họ đối với từng cơn đau [17].

Triệu chứng đau xương khớp trong thời kỳ tiền mãn kinh

Triệu chứng phụ nữ tiền mãn kinh bị đau khớp
Ảnh: Shutterstock.com – 1835804908

Các rối loạn tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng và gây ra nhiều bệnh lý cơ xương khớp, đáng chú ý nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp [3]. Tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà phụ nữ tiền mãn kinh sẽ bị đau khớp kèm theo các triệu chứng khác.

Đối với thoái hóa khớp, đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu xương bị mài mòn theo thời gian. Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, hông, cột sống và có thể biểu hiện thành các triệu chứng [18, 19]:

  • Các khớp bị đau trong hoặc sau khi vận động.
  • Cảm giác cứng khớp dễ nhận thấy vào buổi sáng khi thức dậy hoặc khi không hoạt động một thời gian dài nhưng thường hết sau vài phút vận động.
  • Tiếng lục khục hoặc lạo xạo khi cử động khớp.
  • Hình thành những mảnh xương thừa xung quanh khớp bị ảnh hưởng, còn gọi là gai xương.
  • Sưng tấy do viêm mô mềm quanh khớp.

Đối với viêm khớp dạng thấp, đây là một bệnh tự miễn mạn tính ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau và cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp [20]. Khác với thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu từ các khớp nhỏ như khớp bàn tay và bàn chân. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trên cơ thể và biểu hiện thành các triệu chứng [20, 21, 22]:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất