Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú phải làm sao? • Hello Bacsi

Related Articles

Ngoài việc dùng thuốc, mẹ cho bú bị viêm họng có thể thử một số cách điều trị tại nhà đơn giản để giảm nhanh triệu chứng và không làm ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ:

1. Trà hoa cúc

Mẹ bị viêm họng uống trà hoa cúc có thể giúp giảm đau và tránh nhiễm trùng.

2. Nước muối ấm rất tốt cho mẹ bị viêm họng

Súc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt

3. Nước ép mầm lúa mì

Thức uống giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng.

4. Nước chanh ấm

Pha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm. Thức uống này sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.

5. Mẹ bị viêm họng nên uống mật ong và chanh

Pha một muỗng cà phê mật ong với một tách trà nóng hoặc lấy ít nước cốt chanh rồi hòa chung với 1 muỗng cà phê mật ong trong một ly nước ấm và uống hỗn hợp này 2 lần/ngày không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ cổ họng bạn tốt hơn. Bởi mật ong có tác dụng sát khuẩn, trong khi chanh có thể làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy.

6. Giấm táo

Súc miệng bằng giấm táo pha với nước ấm có thể giảm các triệu chứng đau họng.

7. Nước gừng

Gừng là thảo dược có khả năng giết chết các loại vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần cho vài lát gừng nhỏ vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày là đã có thể đẩy lùi cơn đau họng.

8. Bạc hà

Bạc hà là thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn, có thể đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, bạn có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng.

Một số lưu ý cần nhớ khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

Trong thời gian cho con bú, bạn cần phải chú ý nhiều đến việc ăn uống. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày
  • Súc miệng bằng nước muối ba đến bốn lần một ngày
  • Ăn tỏi sống để cải thiện khả năng miễn dịch
  • Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi trùng
  • Không hắt hơi gần em bé, mẹ nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho con
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh hồi phục
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng
  • Tránh đi đến những nơi đông người bởi những địa điểm này chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm và hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

Khi nào cần đi khám?

Tình trạng viêm họng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đòi hỏi bạn phải đi khám ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có những triệu chứng sau, bạn nên đi khám ngay:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất