Lanolin là gì? Khám phá TOP 4 ứng dụng của Lanolin trong làm đẹp • Hello Bacsi

Related Articles

2. Ngăn ngừa khô tóc

Với đặc tính như chất làm mềm và giữ ẩm, dầu lanolin được xem là một loại “vũ khí” mạnh mẽ giúp chống lại tình trạng tóc khô xơ khi được thoa lên vùng tóc ướt. Tuy nhiên nếu bạn thoa lên mái tóc đang khô thì sẽ không hiệu quả vì không có độ ẩm trên tóc để giữ ẩm tốt.

3. Chăm sóc làn da môi nứt nẻ, khô ráp

Tương tự như việc điều trị tình trạng da khô và tóc khô xơ, dầu lanolin cũng mang lại hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho môi. Một nghiên cứu 2016 cho thấy rằng lanolin giúp cải thiện môi khô ráp ở những người gặp tác dụng phụ của hóa trị. Thay vì các thành phần khác chỉ cung cấp độ ẩm cho lớp trên cùng của môi, lanolin có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ môi để từ đó giúp cấp ẩm cho môi hiệu quả hơn.

dùng lanolin giúp dưỡng ẩm cho môi

Thành phần này vốn được xem khá lành tính khi có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh bị nứt nẻ môi. Tuy nhiên trước tiên bạn nên kiểm tra với bác sĩ nhi khoa để đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Ngoài ra, thành phần này cũng có trong nhiều loại mặt nạ dưỡng môi qua đêm – mang lại cho bạn đôi môi căng mọng, ngậm nước trong khi ngủ.

4. Làm dịu vùng núm vú bị nứt nẻ

Thành phần này được khuyên dùng để phục hồi độ ẩm và làm dịu tình trạng núm vú bị nứt nẻ ở những bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý và chỉ nên sử dụng dầu lanolin 100% nguyên chất và tinh chế. Tránh dùng dầu lanolin chưa qua tinh chế vì có thể gây ra phản ứng dị ứng khi trẻ vô tình nuốt phải.

Cách sử dụng lanolin trong chăm sóc da

Lanolin có thể được tìm thấy trong nhiều công thức và sản phẩm chăm sóc da khác nhau. Do đó, cách sử dụng lanolin tùy thuộc vào sản phẩm mà thành phần có trong đó. Bạn cần đọc kỹ chỉ dẫn của sản phẩm để biết cách sử dụng và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết. Bạn có thể thoa sản phẩm lên các vùng da bị ảnh hưởng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo lời khuyên từ bác sĩ. Tần suất thoa thành phần này cũng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm và tình trạng da của bạn.

Để điều trị khô tay, bạn nên thoa lanolin mỗi khi rửa tay và có thể thoa suốt cả ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng lanolin để hỗ trợ điều trị hăm tã, hãy làm sạch vùng quấn tã trước khi sử dụng, sau đó để vùng da thật khô ráo trước khi thoa sản phẩm lên. Lưu ý, mẹ chỉ nên thoa mỏng, chờ khô sau đó mới mặc tã vào cho bé.

>>> Bạn có thể quan tâm: Essence là gì? Công dụng của Essence đối với làn da ít ai ngờ đến

Tác dụng phụ và biện pháp phòng ngừa

Dầu lanolin sẽ đem lại 1 số hiệu quả nhất định đối với những ai không dị ứng với thành phần này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp 1 số trường hợp không mong muốn như:

  • Dị ứng dầu lanolin. Lanolin là nguyên nhân gây ra dị ứng len, vì vậy những người bị dị ứng với len nên tránh thành phần này. Với 1 số người, lanolin có thể được xem là “chất gây mẫn cảm” cho da, có nghĩa là nó có thể dẫn đến phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với da. Dị ứng với lanolin là rất hiếm và một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ 1,7% trong số gần 25.000 người có dấu hiệu dị ứng. Bạn có thể gặp 1 số biểu hiện nếu bị dị ứng với lanolin như: sưng mắt, môi, miệng và cổ họng, phát ban, khó thở…
  • Ngộ độc dầu lanolin. Tình trạng này vẫn có nguy cơ xảy ra đối với 1 số người không may ăn phải chất này. Cụ thể những người đang dùng son dưỡng chứa lanolin nên đặc biệt cẩn trọng không nuốt quá nhiều sản phẩm. Các triệu chứng ngộ độc lanolin có thể bao gồm: tiêu chảy, phát ban, sưng và đỏ da, nôn mửa…

Lưu ý khi sử dụng lanolin đối với từng vấn đề về da

lưu ý khi thoa lanolin lên da

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất