Hương phụ • Hello Bacsi

Related Articles

Tên khác: Cỏ cú, sa thảo, cỏ gắm

Tên khoa học: Cyperus rotundus L.

Họ: Cói (Cyperaceae)

Tên nước ngoài: Nut grass, coco grass

Tổng quan về dược liệu hương phụ

Tìm hiểu chung về cây hương phụ

Củ gấu là một loài cỏ sống dai, cao từ 20–30cm. Thân rễ nằm bò dưới mặt đất, từng đoạn phình thành củ hình trứng, từ củ mọc lên thân khí sinh. Lá củ gấu hẹp và dài, gốc có bẹ ôm thân, đầu lá thuôn nhọn, gân chính nổi rõ. Cụm hoa nằm ở đỉnh, phân nhánh thành nhiều bông nhỏ. Mùa hoa quả của củ gấu rơi vào khoảng tháng 3–7.

Vị thuốc hương phụ chính là phần thân rễ được phơi hay sấy khô của cây củ gấu. Ở Việt Nam, củ gấu có mặt ở khắp nơi trừ vùng núi cao trên 2.000m, củ gấu biển lại mọc tập trung trên các bãi cát, đất pha cát ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, ở các đảo và quần đảo như Cát Bà, Hòn Mê, Hòn, Khoai, Phú Quốc, Côn Đảo… Với hệ thống thân rễ phát triển nhanh và mạnh, củ gấu tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, loại cây này lại ưa sáng nên nếu có một loại cây khác phát triển nhanh hơn, che phủ kín mặt đất thì củ gấu không sinh trưởng được.

Bộ phận dùng của dược liệu hương phụ

Cây củ gấu thường được thu hái lấy thân rễ để làm thuốc. Người dân hay đào vào mùa xuân nhưng đào vào mùa thu sẽ cho củ chắc và tốt hơn. Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô rồi vun thành đống để đốt, khi lá và rễ con cháy hết thì thu lấy củ để riêng, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô. Thân rễ có hình thoi, mặt ngoài màu nâu sẫm hay nâu đen và có nhiều nếp nhăn dọc cùng đốt ngang. Mỗi đốt có lông cứng nâu hay đen và vết tích của rễ con. Dược liệu này có mùi thơm, vì đắng cay nhẹ.

Bạn có thể dùng hương phụ thô (nghĩa là củ thu được như trên rồi dùng ngay), sắc hay ngâm rượu tán bột. Ngày trước, các lương y thường chế biến phức tạp rồi mới dùng, phổ biến nhất là hương phụ thất chế (tẩm sao bằng 7 phụ liệu khác nhau) và tứ chế (tẩm sao bằng 4 phụ liệu khác nhau). Trong đó, phương pháp tứ chế được dùng phổ biến hơn với cách làm tóm gọn như sau:

  • Sau khi loại bỏ hết rễ con và tạp chất, rửa sạch hương phụ, phơi ráo nước rồi chia thành 4 phần bằng nhau;
  • Tẩm một phần bằng nước muối 5%, một phần bằng đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh) hoặc bằng nước gừng 5%, một phần bằng giấm và một phần bằng rượu 35–40º.
  • Tẩm vừa đủ ướt dược liệu, ủ riêng mỗi phần trong 12 giờ rồi sao vàng.

Khi dùng, bạn có thể để riêng từng phần hoặc trộn lẫn bốn phần với nhau tùy theo cách chữa bệnh. Theo lý luận đông y, giấm có vị chua để dẫn thuốc vào gan, muối vị mặn sẽ dẫn thuốc vào thận, rượu bốc lên dẫn thuốc đi lên trên và nước tiểu làm tăng thêm tác dụng bổ.

Hương phụ thất chế cũng làm như trên nhưng chia thêm 3 phần nữa để tẩm với nước gừng, nước cam thảo và nước vo gạo. Cách chế biến này mang lại tác dụng tốt hơn nhưng quá phức tạp nên ít người sử dụng. Những phương thức chế biến này cũng có thể thay đổi tùy theo thầy thuốc. Theo kinh nghiệm thực tế, hương phụ dù không qua chế biến vẫn mang đến những lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Thành phần hóa học có trong hương phụ

Trong hương phụ có chứa khoảng 0,3–2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt của dược liệu này. Thành phần của tinh dầu gồm có 32% cyperen, 49% rượu cyperola. Ngoài ra, còn có các flavonoid, tanin, axit béo, phenol, alkaloid, glycosid tim.

Tác dụng, công dụng của hương phụ

Hương phụ có tác dụng và công dụng gì?

Một số tác dụng dược lý của hương phụ đã được thử nghiệm và xác minh gồm:

  • Tác dụng trên tử cung: ức chế co bóp tử cung, đồng thời làm giảm trương lực khi thử nghiệm trên động vật.
  • Tác dụng giảm đau
  • Ức chế thần kinh trung ương
  • Các tác dụng khác: chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu

Theo y học cổ truyền, hương phụ có vị cay, hơi đắng, tính bình, quy vào các kinh can, tam tiêu; có tác dụng lý khí, điều kinh, thư can, chỉ thống. Hương phụ qua những phương pháp sao tẩm khác nhau sẽ có những tính năng không giống nhau:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất