Hướng đi mới trong việc chữa trị bệnh tự miễn • Hello Bacsi

Related Articles

Tuy nhiên, tác dụng phụ lớn nhất của các liệu pháp này là chúng không chỉ tác động đến các tế bào miễn dịch gây ra bệnh mà còn bất hoạt cả những tế bào miễn dịch đang hoạt động bình thường. Điều này khiến cho cơ thể dễ dàng có khả năng bị nhiễm trùng và các bệnh liên quan khác.

Một nghiên cứu mới được công bố

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Utah, thành phố Salt Lake, đã bắt đầu tìm cách làm sao để chỉ vô hiệu hóa những tế bào miễn dịch nhất định gây ra những rối loạn trong hệ miễn dịch, trong khi vẫn giữ cho tế bào miễn dịch khỏe mạnh nguyên vẹn để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ thể của chúng.

Nghiên cứu mới được thực hiện trên các mô hình chuột, tập trung vào những tế bào chết theo lập trình có tên là PD-1. PD-1 là một loại protein ở trên bề mặt của một số tế bào và đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch.

Những phát hiện mới từ nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Biomedical Engineering đã cho thấy hướng đi mới này có thể là một cách tiếp cận khả thi, có nhiều tiềm năng trong điều trị các tình trạng tự miễn.

Tác giả của nghiên cứu, thạc sĩ Mingan Chen, cho biết: “Chúng tôi thật sự đang điều trị bệnh tự miễn theo một hướng mới. Đây là lần đầu tiên tế bào PD-1 được xem như mục tiêu để phát triển nên phương pháp trị liệu cho căn bệnh này”.

3 thành phần chính mang lại hiệu quả điều trị

Trong một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hai loại tế bào chuyên biệt là tế bào lympho B và lympho T biểu hiện ra protein PD-1, chúng có cơ chế để kiểm tra hoạt động của những tế bào miễn dịch để ngăn việc tấn công vào các tế bào khỏe mạnh xảy ra.

Ở những người có gặp vấn đề với hệ miễn dịch, cơ chế này không còn hiệu quả và khiến các tế bào miễn dịch bị nhầm lẫn, tự tấn công vào tế bào bình thường của cơ thể.

Việc nhắm vào các tế bào biểu hiện PD-1 có mục đích là để tránh gây nên suy giảm miễn dịch lâu dài như các phương pháp điều trị phổ biến với bệnh tự miễn. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một phân tử protein có tác dụng làm giảm lượng dự trữ các tế bào biểu hiện PD-1 của hệ miễn dịch.

Phân tử mới này gồm có 3 thành phần chính: một mảnh kháng thể kháng PD-1, ngoại độc tố Pseudomonas và một protein có khả năng gắn kết với albumin. Mỗi thành phần đều đảm nhiệm từng vai trò cụ thể: mảnh kháng thể sẽ gắn vào các tế bào biểu hiện PD-1, sau đó độc tố sẽ tiêu diệt những tế bào này và cuối cùng, phần gắn kết với albumin cho phép phân tử này tiếp tục lưu thông trong hệ tuần đi khắp cơ thể.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất