Giảm đau cấp: khi nào cần dùng thuốc kháng viêm? • Hello Bacsi

Related Articles

Bố của anh B. năm nay đã 65 tuổi, sức khỏe có thể nói là tương đối ổn định chỉ có điều từng bị bệnh dạ dày, hay nóng rát vùng thượng vị. Dạo gần đây, ông phụ con cháu dọn nhà thì sau vài ngày than bị đau lưng, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Lúc ấy, anh B. không biết có nên dùng thuốc kháng viêm, giảm đau cho ông hay không. Anh B. từng nghe nói các thuốc kháng viêm như NSAIDs thường dùng để giảm bớt cơn đau cấp tính như trường hợp bố anh có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày nên sợ rằng dùng thuốc sẽ khiến bệnh dạ dày của ông nặng thêm.

Cơn đau đột ngột do một nguyên nhân cụ thể như bệnh lý, chấn thương hay viêm và không kéo dài quá 6 tháng thì được xem là đau cấp tính. (1, 2)

Thông thường, cơn đau cấp tính sẽ hết sau khi giải quyết được nguyên nhân gây đau. (1) Bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dùng các thuốc như paracetamol hay thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) để quản lý cơn đau giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc sử dụng cần phải được đánh giá dựa trên đặc tính cơn đau cấp và các yếu tố nguy cơ ở người bệnh. (3)

Ví dụ như câu chuyện của bố anh B., ông có thể sử dụng được thuốc NSAIDs nhưng vì có tiền sử bệnh dạ dày, hay nóng rát thượng vị nên anh cần phải trao đổi rõ với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc được chứng minh an toàn cho toàn bộ đường tiêu hóa.

Mục tiêu trong điều trị đau cấp tính: không chỉ là giảm đau

Mục tiêu đầu tiên trong quản lý và điều trị đau cấp tính là: (4, 5)

  • Giảm bớt cường độ đau và ít gây ra tác dụng không mong muốn nhất có thể

  • Cải thiện hoạt động thể chất, duy trì chức năng bình thường

  • Ít phải đi khám, nằm viện hoặc sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống

  • Quay lại cuộc sống bình thường (ở trường học, trong công việc hay ở gia đình, xã hội)
điều trị đau cấp tính
Ảnh: Shutterstock – 795449044

Bởi vì cảm nhận đau có tính chủ quan, không hề giống nhau ở mỗi người nên thường gặp nhiều khó khăn trong điều trị. (4) Mục tiêu lâu dài khi điều trị đau cấp tính là: (1, 4)

  • Tránh để cơn đau cấp tính trở thành mạn tính (đau kéo dài hơn 6 tháng).

  • Không để nỗi lo sợ đau gây ra nhiều vấn đề trong tương lai.

Bạn nên lựa chọn những thuốc giảm đau nào khi có cơn đau cấp tính?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng đưa ra một bậc thang giảm đau để từng bước kiểm soát cơn đau do ung thư. Dù vậy, bậc thang này cũng được sử dụng cho những người bị đau cấp và mạn tính, không phải do ung thư. (3) Trong đó, có 3 bậc giảm đau như sau (6):

  1. Đau nhẹ: sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs có hoặc không phối hợp với thuốc hỗ trợ.

  2. Đau vừa/ trung bình: sử dụng các opioid yếu, có hoặc không phối hợp với paracetamol, NSAIDs, có hoặc không phối hợp với thuốc hỗ trợ.

  3. Đau nặng và kéo dài: sử dụng các thuốc giảm đau opioid tác dụng mạnh, có hoặc không phối hợp với paracetamol, NSAIDs, có hoặc không phối hợp với thuốc hỗ trợ.

Trường hợp cơn đau dữ dội, nghiêm trọng, việc lựa chọn thuốc giảm đau sẽ đi ngược lại với bậc thang trên. Bác sĩ sẽ bắt đầu giảm cơn đau bằng các thuốc opioid mạnh rồi giảm dần xuống các bậc giảm đau phía dưới. (5, 7)

Trường hợp cơn đau cấp tính nào thì cần dùng thuốc kháng viêm giảm đau?

dùng thuốc giảm đau kháng viêm
Ảnh: Shutterstock – 680857900

Các thuốc NSAIDs có thêm tác dụng kháng viêm so với paracetamol chỉ giúp giảm đau, hạ sốt. Do đó, các thuốc kháng viêm này đặc biệt hữu ích trong điều trị đau cấp tính liên quan đến tình trạng viêm qua chất trung gian prostaglandin, như đau bụng kinh hay thoái hóa khớp. (3)

Nhìn chung, đối với những chấn thương cấp tính gây ra cơn đau nhói đột ngột, NSAIDs thường được sử dụng vì có tác động nhanh chóng. (8)

Tất cả NSAIDs hầu như đều có tác dụng giảm đau tương đồng nhau. Do đó, việc lựa chọn loại thuốc nào để sử dụng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như khả năng gặp tác dụng do thuốc ở bệnh nhân (trên đường tiêu hóa hay tim mạch). (3)

Dựa trên cơ chế tác động, NSAIDs tiếp tục được phân chia thành 2 loại là NSAIDs cổ điển (ức chế không chọn lọc) và NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2. (9) Dù cùng tác dụng giảm đau kháng viêm nhưng khả năng gây ra tác dụng phụ của mỗi thuốc không giống nhau. Các nghiên cứu cho thấy NSAIDs cổ điển liên quan nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (kể cả đường tiêu hóa trên và dưới) hơn so với NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2. (10) Các NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 thì lại có liên quan nhiều đến các biến cố tim mạch nhiều hơn, như làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. (11)

Tuy nhiên, vẫn có những thuốc NSAIDs cho thấy mức độ an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa và tim mạch. (12, 13) Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ các bệnh lý đang có hoặc những nguy cơ về tiêu hóa, tim mạch… để được chỉ định loại thuốc kháng viêm phù hợp nhất.

VIATRIS đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. VIATRIS không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

PP-CEL-VNM-0474

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất