Cườm khô và cườm nước: Làm sao để phân biệt? • Hello Bacsi

Related Articles

Cườm khô (đục thủy tinh thể) là một bệnh lão hóa của thủy tinh thể ở mắt. Bình thường khi còn trẻ thủy tinh thể trong suốt, khi về già hoặc khi có một nguyên nhân nào đó làm cho nó bị đục, dẫn đến mờ đi khi nhìn mọi vật. Tuy nhiên nếu cườm khô được phát hiện và phẫu thuật kịp thời, sẽ lấy lại được thị lực. Trong khi đó, bệnh cườm nước ở mắt, còn được gọi là glôcôm hoặc thiên đầu thống, là nhóm các bệnh lý gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa không hồi phục.

Phân biệt cườm khô và cườm nước

Điểm giống nhau giữa cườm khô và cườm nước

Cả hai tình trạng cườm khô và cườm nước đều thường gặp phải ở người lớn tuổi. Chúng có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng và là hai nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Điểm khác biệt giữa cườm khô và cườm nước

Dù đều ảnh hưởng đến thị lực nhưng cườm khô và cườm nước lại có cơ chế và bản chất hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số điểm giúp bạn phân biệt hai tình trạng này.

Nguyên nhân

Cườm khô được hình thành khi các protein trong cấu trúc của thủy tinh thể kết đám và làm đục thủy tinh thể. Hầu hết các trường hợp mắc cườm khô là do lão hóa hoặc các chấn thương làm thay đổi cấu trúc thủy tinh thể. Điều này gây cản trở đường đi của các tia sáng và ảnh hưởng đến thị lực. Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây cườm khô như thuốc lá, tia cực tím, các loại thuốc (thuốc nhóm steroid…), một số bệnh lý toàn thân (đái tháo đường, béo phì…), xạ trị, phẫu thuật hoặc chấn thương mắt, không bảo vệ mắt khi đi nắng…

Trong khi đó, cườm nước xảy ra khi áp suất tự nhiên trong mắt (nhãn áp) tăng lên và gây tổn thương đến các dây thần kinh thị giác. Thủy dịch là một loại nước được tạo ra từ thể mi của mắt (nằm ở khoang hậu phòng) để lấp đầy phần trước của mắt (khoang tiền phòng), tạo sự căng tròn của nhãn cầu, sau đó sẽ thoát ra ngoài thông qua các kênh ở góc tiền phòng nằm giữa giác mạc và mống mắt. Nếu các kênh này bị tắc nghẽn sẽ khiến thủy dịch không thể thoát được và gây tăng áp lực bên trong nhãn cầu, người ta gọi là tăng nhãn áp. Ngoài việc tắc nghẽn lưu thông thủy dịch, thì việc sử dụng một số loại thuốc (corticosteroid, thuốc nhỏ mắt gây giãn đồng tử…), các bệnh lý làm giảm lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác, bệnh cao huyết áp cũng có thể góp phần gây tăng nhãn áp.

Tiến triển bệnh, khả năng ảnh hưởng đến mắt của cườm khô và cườm nước

Cườm khô thường tiến triển khá chậm và không gây đau đớn. Theo thời gian mức độ đục tăng dần làm cho thị lực giảm dần, khi toàn bộ thủy tinh thể bị đục, bệnh nhân sẽ bị mất thị lực hoàn toàn. Tình trạng này có thể gặp ở một hoặc cả hai mắt, tuy nhiên có thể bắt đầu ở hai thời điểm không giống nhau và mức độ tiến triển của mỗi bên cũng khác nhau.

khác biệt giữa cườm khô và cườm nước

Nếu cườm khô xảy ra âm thầm thì tiến triển của bệnh cườm nước ở mắt lại rất khó dự đoán và thay đổi tùy thuộc vào loại cườm nước mà bệnh nhân mắc phải. Một số thể cườm nước (glôcôm) tiến triển rất nhanh và gây các triệu chứng tại mắt nghiêm trọng (glôcôm góc đóng). Ngược lại, một số thể khác có xu hướng phát triển từ từ trong nhiều năm và ít gây đau đớn (glôcôm góc mở). Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng một lúc, trong đó một bên mắt có thể nặng hơn bên còn lại. Trước tiên, bệnh tác động đến tầm nhìn ngoại vi, hay còn gọi là thị trường. Nếu không điều trị kịp thời, thị lực trung tâm sẽ bị ảnh hưởng và có thể mất vĩnh viễn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất