[Hỏi – Đáp] Chỉ số BMI và BMR là gì và có thể “cảnh báo” những nguy cơ bệnh lý nào?

Related Articles

BMI và BMR là 2 chỉ số có ý nghĩa quan trọng vì không chỉ phản ánh hình thể và tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể mà còn liên quan hoặc “cảnh báo” một số bệnh lý. Để biết được các công thức tính BMI và BMR cũng như các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến 2 chỉ số này thì bạn có thể tìm câu trả lời qua sự tư vấn của bác sĩ Nguyễn Hữu Đức Minh (Thạc sĩ – Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM) trong bài viết sau đây.

1. Thưa bác sĩ, các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chỉ số BMI và BMR của một người? Đó có thể là chế độ ăn uống, thói quen – mức độ hoạt động, tình trạng/vấn đề sức khỏe hiện tại, mang thai, các yếu tố di truyền…

Bác sĩ Nguyễn Hữu Đức Minh: Về định nghĩa, BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối lượng cơ thể, chỉ số này giúp chúng ta biết được tình trạng cơ thể của một người trưởng thành là thiếu cân, bình thường, thừa cân hay béo phì. Còn BMR (Basal Metabolic Rate) là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Chỉ số này cho biết mức năng lượng mà bạn cần để duy trì các hoạt động là bao nhiêu.

Công thức tính BMI (theo WHO)

Công thức tính BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao) (Kg/m2)

Trong đó, trọng lượng tính theo đơn vị kg, chiều cao là m

*Lưu ý: Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy, bị phù, cụt chi.

Công thức tính BMR

Có 2 công thức tính BMR thể hiện qua bảng sau:

chỉ số BMI và BMR

Với 2 công thức tính BMR như trên, trọng lượng tính theo đơn vị kg, chiều cao là cm, tuổi là năm. Trong đó, công thức Mifflin St Jeor có tính toán lại dựa trên công thức Harris-Benedict.

Tuy nhiên, với những người nhiều cơ bắp hoặc cân nặng quá lớn, chỉ số BMR và BMI tính theo cách này thường không chính xác. Đa phần chỉ số tính ra thấp hơn so với thực tế, do những người có nhiều cơ sẽ đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Do đó, ta có công thức tối ưu hơn để tính BMR là:

Công thức Katch-McArdle [3]

BMR= 370 + (21,6 x LBM)

Trong đó, LBM (Lean body mass) là chỉ số cơ trong cơ thể và được tính theo công thức sau:

LBM = Cân nặng – (Cân nặng x Tỷ lệ mỡ/100)

Dựa vào các công thức tính BMI và BMR, ta thấy có các biến tương ứng với các tác nhân. Từ đó có thể suy ra có các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số này là:

  • Khối lượng cơ bắp: Người nhiều cơ bắp có chỉ số BMR cao hơn người ít cơ bắp.
  • Kích thước (trọng lượng cơ thể): Cơ thể nặng hơn thì cần tiêu thụ nhiều calo hơn. Do đó, những người nặng cân hơn thường có BMR lớn hơn.
  • Tuổi tác: Độ tuổi lớn thì mức độ trao đổi chất chậm hơn, tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể sẽ thấp hơn so với người trẻ tuổi.
  • Giới tính: Nam giới thường có nhiều cơ bắp hơn nữ giới, trọng lượng cơ thể nam giới cũng thường lớn hơn. Do vậy, nam giới thường có chỉ số cao BMR lớn hơn phụ nữ.
  • Mức độ vận động: Càng hoạt động nhiều thì cơ thể càng tiêu hao năng lượng. Người tập thể dục thường xuyên có chỉ số BMR cao hơn.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chỉ số BMR như nhiệt độ, di truyền, nội tiết tố, chế độ ăn, dùng thuốc… Nguyên do là các yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp lên cân nặng, chiều cao cũng như chỉ số cơ và tỷ lệ mỡ của cơ thể.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất