Co thắt phế quản: Nguyên nhân phổ biến gây căng tức ngực

Related Articles

Các yếu tố rủi ro dẫn đến co thắt phế quản

Nếu bạn bị dị ứng với một thứ gì đó (như dị ứng thực phẩm), bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn, đồng nghĩa với rủi ro bị co thắt phế quản cũng sẽ tăng lên. Bạn cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn và co thắt phế quản nếu có người trong gia đình bị hen hoặc các tình trạng dị ứng khác.

Những người có thói quen hút thuốc cũng có nguy cơ mắc hen suyễn và các vấn đề về phổi khác như viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Thường xuyên hít phải khói thuốc lá hoặc tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người lớn tuổi, trẻ nhỏ hay bất cứ ai có hệ miễn dịch yếu đều có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp. Những nhiễm trùng này có thể dẫn đến viêm phế quản cấp tính và co thắt phế quản.

Chẩn đoán co thắt phế quản

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng đang mắc phải cũng như thu thập thông tin bệnh sử để xem bạn có từng bị hen suyễn hoặc dị ứng hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe âm thanh phổi khi bạn hít vào và thở ra.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán. Ví dụ, bác sĩ đề nghị bạn chụp X-quang ngực hoặc chụp CT để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bất thường trong cấu trúc phổi.

Chụp X-quang ngực

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành đo phế dung (đo lượng không khí bạn có thể hít vào và thở ra). Phương pháp này cũng đo được khả năng và tốc độ làm trống phổi của bạn. Nếu ống phế quản của bạn bị viêm và thu hẹp, các hoạt động này của phổi sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.

Nếu nghi ngờ bạn bị hen suyễn dị ứng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm xét nghiệm dị ứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu chất nhầy của bạn để đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Điều này giúp tìm hiểu chứng co thắt bạn đang gặp phải là do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra.

Điều trị co thắt phế quản

Phương pháp điều trị co thắt phế quản phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

Nếu bạn bị hen suyễn, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc giãn phế quản để làm thông đường thở bị tắc nghẽn.

Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ kê toa steroid dạng hít cho bạn. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng co thắt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng chúng trong thời gian ngắn. Sử dụng steroid dạng hít lâu dài thường gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như yếu xương, huyết áp cao. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản cấp tính do nhiễm trùng.

Nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc hít và thuốc kháng sinh cho bạn. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện liệu pháp oxy nếu cần thiết.

Co thắt phế quản do COPD có thể được điều trị bằng thuốc, thở oxy hoặc phẫu thuật ghép phổi.

Các biến chứng tiềm ẩn của co thắt phế quản

Co thắt phế quản có thể làm ảnh hưởng đến việc luyện tập thể dục thể thao. Theo thời gian, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể lực và sức khỏe tổng thể của bạn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất