Cách hâm sữa mẹ an toàn và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho bé

Related Articles

Hâm nóng sữa mẹ không phải là hoạt động bắt buộc vì bạn vẫn có thể cho con bú sữa mẹ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nếu trẻ thích bú sữa ấm thì bạn vẫn nên biết cách hâm sữa mẹ như thế nào là an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Hơn nữa, khi sữa mẹ được đông lạnh hoặc bảo quản trong tủ lạnh, chất béo trong sữa thường có xu hướng tách ra. Do đó, việc làm ấm chính là cách giúp sữa mẹ được hòa trộn và trở lại kết cấu như ban đầu.

Bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong bao lâu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong năm đầu đời. Tuy nhiên, không phải lúc nào em bé cũng có thể bú sữa trực tiếp từ bầu ngực của mẹ. Trong đó bao gồm một số trường hợp điển hình như ngực tiết nhiều sữa nhưng bé không thể bú hết trong ngày, nhiều mẹ phải đi làm hoặc muốn đi du lịch và không thể cho con bú trực tiếp…

cách hâm sữa mẹ đông lạnh

Đối với những trường hợp này, mẹ buộc phải vắt sữa và dự trữ trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Tuy nhiên, ở mỗi mức nhiệt độ thì thời gian bảo quản sẽ có sự khác nhau và mẹ cần lưu ý.

  • Nhiệt độ phòng (25°C): Sữa mẹ có thể giữ được trong 4 giờ.
  • Tủ lạnh (4°C): Thời gian bảo quản kéo dài khoảng 4 ngày.
  • Tủ đông (-18°C hoặc lạnh hơn): Sữa mẹ có thể được bảo quản lên đến 12 tháng. Nhưng để đảm bảo chất lượng tốt nhất thì bạn không nên dự trữ sữa trên 6 tháng.

Lưu ý là độ an toàn của sữa mẹ đang được bảo quản sẽ có sự khác nhau vì phụ thuộc vào mật độ vi khuẩn có trong môi trường. Do đó, bạn nên sử dụng túi hoặc bình chuyên dụng để lưu trữ sữa mẹ tại nhà an toàn hơn nhé!

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất