Bị ngã khi mang thai và biện pháp để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu • Hello Bacsi

Related Articles

3. Tình trạng viêm

Đây cũng được xem như một trong những “tác dụng phụ” phổ biến của quá trình mang thai, viêm được coi là nguyên nhân gây té ngã trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này có thể giải thích rằng một vài hormone thai kỳ có thể gây sưng, viêm khắp cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân của bạn. Do vậy, tình trạng này có thể gây ra sự đau đớn, mất thăng bằng ở người mẹ khiến mẹ bầu dễ bị té ngã hơn.

4. Lượng đường trong máu và huyết áp khiến mẹ bị ngã khi mang thai

mất cân bằng lượng đường huyết

Sự dao động của lượng đường huyết trong máu, huyết áp, hệ thống miễn dịch suy yếu và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể làm cho mẹ bầu chóng mặt, gây ra những cú ngã nghiêm trọng.

5. Cân bằng trọng lượng của cơ thể

Khi mang bầu, cơ thể bạn bắt đầu nhanh chóng tăng cân, phần lớn cân nặng tập trung về quanh vùng bụng. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trong tư thế và phân bổ trọng lượng của cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân dễ vấp ngã nhiều hơn.

Việc bị ngã khi mang thai có ảnh hưởng xấu đến bé cưng trong bụng hay không?

Về cơ bản thì thai nhi được bảo vệ trong một túi ối, tách biệt với bên ngoài bởi một tấm màn che mỏng và khoang bụng. Điều này góp phần giảm thiếu tối đa sự nguy hiểm khi mẹ bầu bị ngã. Việc trượt ngã sẽ không được xem là nguy hiểm trừ khi cú ngã đó có những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng sau:

  • Vấp ngã dẫn đến chảy máu ở bất kỳ phần nào gần vùng bụng hoặc âm đạo
  • Những cú ngã gây ra những cơn đau đớn tột cùng
  • Có hiện tượng rỉ ối sau khi té ngã
  • Chuyển động của thai nhi trong bụng bị giảm sau cú ngã…

Nếu những dấu hiệu này xuất hiện ngay sau khi bị ngã khi mang thai, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Kiểm tra những chấn thương ở mẹ bầu khi té ngã

những bước kiểm tra nếu bị ngã khi mang thai

Trong trường hợp bạn gặp phải một cú ngã tương đối nghiêm trọng và có dấu hiệu chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

  • X-quang để kiểm tra xương có bị gãy hay không
  • Siêu âm để theo dõi nhịp tim của con bạn và kiểm tra vị trí của em bé
  • Xét nghiệm máu để xác minh sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo sức khỏe thai kỳ ổn định.

Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu nằm viện khoảng 1 ngày để các bác sĩ theo dõi. Nguyên do là có 1 số triệu chứng cảnh báo tình trạng nguy hiểm không xuất hiện ngay sau khi mẹ bầu bị ngã.

Tác động của việc bị ngã khi mang thai

Dưới đây là một vài yếu tố cần lưu ý khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của những cú ngã đối với mẹ bầu và hậu quả có thể xảy ra.

1. Vị trí bị tác động

Nguy cơ sẽ là cao nhất nếu như mẹ bầu ngã với tư thế sấp bụng. Ngã ngửa hoặc ngã khuỵu đầu gối có thể làm bạn bị thương, nhưng nguy cơ với thai nhi sẽ không nghiêm trọng, miễn là cú ngã không quá nặng nề.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất