Bệnh hoang tưởng ở người già có nguy hiểm hay không?

Related Articles

Ngoài ra, bạn cần xem xét tần suất và mức độ nghiêm trọng của những hành vi hoang tưởng. Người bệnh sẽ thường có các triệu chứng sau đây:

  • Cực kỳ kích động, thận trọng hoặc căng thẳng không có lý do
  • Cảm thấy mình luôn bị bức hại, bị đối xử bất công
  • Thường xuyên nghe thấy những tiếng động lạ
  • Nhìn thấy người hoặc động vật không có ở đó (đây có thể là một vấn đề về thị lực hoặc tác dụng phụ của thuốc)
  • Nghe nhiều tiếng người nói chuyện sau lưng mình

Triệu chứng bệnh hoang tưởng ở người già có mức độ và tần suất không giống nhau giữa các bệnh nhân. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ gặp ảo mộng, suy giảm trí nhớ, giảm thị lực, đau nửa đầu và thường xuyên mê sảng. Bệnh nhân cũng gặp khó khăn trong các hoạt động thể chất, rối loạn giấc ngủ, chán ăn.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn hành vi, tránh tiếp xúc với người khác, nói chuyện một mình, hoang tưởng…

Theo các chuyên gia, những người sống trong môi trường xã hội không thân thiện dễ dẫn đến sự kích động, thận trọng, lo lắng và căng thẳng cao độ khi họ già đi. Chính vì vậy, người thân cần quan tâm đến môi trường sống của người bệnh và giúp họ giảm thiểu căng thẳng.

Chăm sóc người già bị hoang tưởng

Chăm sóc người già bị hoang tưởng

Theo WebMD, việc chẩn đoán bệnh hoang tưởng ở người già gặp nhiều khó khăn do bệnh có nhiều biểu hiện phức tạp và ít phụ thuộc vào các quy luật. Chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh này là việc không dễ dàng. Người bệnh có xu hướng xa lánh gia đình và khiến những người chăm sóc họ sợ hãi, mệt mỏi vì nhiều yêu cầu cao nhưng rất vô lý.

Tuy nhiên, người già bị hoang tưởng dễ kích động và tự gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được ai chăm sóc. Dưới đây là một số lưu ý giúp cho việc chăm sóc người cao tuổi bị bệnh thuận lợi hơn:

  • Cố gắng kiên nhẫn và thấu hiểu những gì người bệnh đang trải qua
  • Đừng bỏ qua bất cứ thay đổi nhỏ nào trong hành vi của người bệnh. Theo thời gian, những điều này có thể dẫn đến các vấn đề lớn
  • Điều quan trọng hơn là phải trấn an và xác định cảm xúc của người bệnh, đừng cố gắng đưa ra những lời giải thích hợp lý
  • Hình thành thói quen viết nhật ký hành vi người bệnh, điều này giúp bạn theo dõi những chuyển biến tích cực của họ
  • Theo dõi cẩn thận hành vi của bệnh nhân và các nguyên nhân gây hoang tưởng
  • Lưu giữ hồ sơ về hành vi của người cao tuổi là một công cụ hữu ích cho các bác sĩ điều trị
  • Bất cứ ai cũng muốn được lắng nghe và được yêu thương, đặc biệt là với người bị bệnh hoang tưởng ở tuổi già
  • Cố gắng tìm hiểu điều gì đang kích hoạt cảm xúc của người bệnh
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn y tế

Hầu hết các trường hợp hoang tưởng đều có thể điều trị nếu có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Tuy nhiên, người thân của bệnh nhân cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc ức chế hoang tưởng và thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này chỉ có khả năng kìm hãm, không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất