Bạch Phục Linh • Hello Bacsi

Related Articles

Tên khoa học: Poria cocos Wolf.

Họ: Nấm lỗ (Polyporaceae)

Tên nước ngoài: Poria mushroom, Fu Ling

Tổng quan về dược liệu bạch phục linh

Tìm hiểu chung về bạch phục linh

Phục linh là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Phục linh có nghĩa là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất. Nếu nấm mọc xung quanh rễ và khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì được gọi là phục thần, loại này được cho là có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ.

Nấm hình khối to, có thể nặng tới 5kg, nấm nhỏ có thể bằng nắm tay. Mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi thành bướu. Cắt ngang sẽ thấy mặt cắt hơi lổn nhổn, khi mặt cắt có màu trắng được gọi là bạch phục linh hoặc màu hồng xám thì có tên là xích phục linh.

Phục linh là loại nấm có thể quả lớn. Vùng phân bố tự nhiên của phục linh trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Ở Việt Nam, có tài liệu cho biết đã tìm thấy phục linh ở các rừng thông thuộc Hà Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Gia Lai nhưng lại không nói rõ mọc ở trên rễ của loài thông nào.

Bộ phận dùng của bạch phục linh

Người ta sử dụng thể quả của nấm, hình dạng thể quả không đều, đường kính có thể đạt 10–30cm hoặc hơn, nằm sâu dưới mặt đất 20–30cm.

Thành phần hóa học trong bạch phục linh

Thành phần trong phục linh gồm 3 loại:

  • Các axit có thành phần hợp chất triterpen: axit pachimic, axit tumolosic, axit eburicoic, axit pinicolic…
  • Đường đặc biệt của phục linh: pachyman trong phục linh có tới 75%.
  • Ngoài ra, còn có ergosterol, cholin, histidin và rất ít men protease.

Tác dụng, công dụng của bạch phục linh

Bạch phục linh mang lại những công dụng gì?

Một số tác dụng dược lý đã được nghiên cứu của bạch phục linh bao gồm:

  • Tác dụng lợi tiểu (thử nghiệm trên thỏ)
  • Chống nôn: hợp chất triterpen từ phục linh có tác dụng chống nôn ở ếch.
  • Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc phục linh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, EnterococcusBacillus subtilis.
  • Tác dụng hướng sinh dục nữ
  • Thử lâm sàng chữa phù, tiêu chảy kéo dài, ung thư…

Trong y học cổ truyền, phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, quy vào kinh tâm, phế,thận, tỳ vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất