COVID-19 và SARS: Những khác biệt bạn cần biết • Hello Bacsi

Related Articles

Về triệu chứng

Nhìn chung, các triệu chứng của COVID-19 và SARS là tương tự nhau trừ một số khác biệt không dễ nhận biết như:

COVID-19 và các dấu hiệu phổ biến:

  • Sốt
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Khó thở

Trong đó, ít phổ biến hơn là:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau họng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

SARS và các dấu hiệu phổ biến:

  • Sốt
  • Ho
  • Cảm giác khó chịu
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau đầu
  • Khó thở

Trong đó, ít phổ biến hơn là:

  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy

Về mức độ nghiêm trọng

Có nghiên cứu ước tính rằng 20% người mắc COVID-19 sẽ cần phải nhập viện để điều trị, nhóm cần thở máy thì chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong số 20% này. Các trường hợp mắc SARS thì lại khá nặng, có khoảng 20 – 30% người bị SARS cần thở máy.

Ước tính tỷ lệ tử vong của COVID-19 rất khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí và đặc điểm dân số. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do COVID-19 được ước tính nằm trong khoảng từ 0,25 – 3%. Trong khi đó tỷ lệ này là 10% đối với SARS.

Tuy vậy, chúng ta không nên xét duy nhất 1 phương diện tỷ lệ để đánh giá tình hình dịch bệnh, nhất là khi thế giới đã ghi nhận các tác động của COVID-19 lên nhiều cơ quan trọng yếu của cơ thể người.

Bạn có thể quan tâm: Người bị viêm phổi cấp do virus corona có thể hồi phục không và những câu hỏi liên quan

Về cơ chế lây truyền

COVID-19 có khả năng dễ lây truyền hơn SARS. Có giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do số lượng virus hiện diện nhiều nhất trong mũi và cổ họng của người bệnh ngay sau khi họ xuất hiện các triệu chứng COVID-19.

Điều này trái ngược với SARS khi mà mãi về sau trong quá trình phát bệnh, lượng virus mới đạt đỉnh. Điều này cho thấy những người mắc COVID-19 có thể lây truyền virus sớm hơn (từ lúc ủ bệnh).

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một số nghiên cứu cho thấy COVID-19 có thể lây lan từ cả những người nhiễm virus SARS-CoV-2 mà không biểu hiện triệu chứng.

Trong khi đó, SARS chưa từng ghi nhận trường hợp nào gây lây nhiễm từ trước khi phát triển các triệu chứng.

Về yếu tố phân tử

Một nghiên cứu gần đây về thông tin di truyền đầy đủ (bộ gene) của các mẫu SARS-CoV-2 cho thấy virus này có liên quan chặt chẽ hơn với coronavirus ở loài dơi hơn so với virus gây SARS ở người. Virus coronavirus mới có cấu trúc bộ gene tương tự 79% với SARS-CoV.

Vị trí gắn kết thụ thể của SARS-CoV-2 cũng được so sánh với các coronavirus khác. Cần hiểu rằng để xâm nhập vào một tế bào, virus cần phải tương tác với các protein trên bề mặt tế bào đó (các thụ thể). Virus thực hiện điều này thông qua các protein trên bề mặt của chính nó.

Khi phân tích trình tự protein của vị trí gắn kết thụ thể SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu tìm được một kết quả thú vị. Mặc dù SARS-CoV-2 nhìn chung có thể liên quan đến chủng coronavirus ở dơi hơn thì vị trí gắn kết thụ thể lại tương tự như virus SARS-CoV.

Về liên kết với thụ thể

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về cơ chế liên kết và xâm nhập vào các tế bào vật chủ của SARS-CoV-2 có gì khác so với virus gây SARS. Cần lưu ý rằng nghiên cứu dưới đây chỉ được thực hiện với lớp protein của virus chứ không phải toàn bộ virus.

Nghiên cứu đã xác nhận rằng cả SARS-CoV-2 và SARS-CoV đều sử dụng cùng một thụ thể tế bào vật chủ. Nghiên cứu cũng cho biết, đối với cả hai loại virus, các protein sử dụng để xâm nhập vào tế bào vật chủ liên kết với thụ thể với cùng ái lực.

Một nghiên cứu gần đây khác đã so sánh vị trí cụ thể của protein trong virus chịu trách nhiệm liên kết với thụ thể ở tế bào vật chủ. Nghiên cứu này cho thấy vị trí liên kết thụ thể của SARS-CoV-2 liên kết với thụ thể tế bào vật chủ với ái lực cao hơn so với SARS-CoV.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất