Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu: Mục tiêu và ý nghĩa

Related Articles

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu là gì?

Tốc độ máu lắng, hay tốc độ lắng hồng cầu (ESR), là xét nghiệm máu có thể tiết lộ các phản ứng viêm trong cơ thể. Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu tuy không phải là một công cụ chẩn đoán độc lập, nhưng nó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tiến triển của phản ứng viêm.

Xét nghiệm được thực hiện bằng phương pháp đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng và đánh giá chiều cao của cột huyết tương còn lại sau 1 giờ. Phản ứng viêm có thể làm cho các tế bào kết tụ và “lắng” xuống đáy nhanh hơn các tế bào đứng riêng lẻ. Xét nghiệm giúp phát hiện một cách sơ bộ nhưng không quá tốn kém tình trạng rối loạn sinh học liên quan tới phản ứng viêm.

Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm?

Các xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu có thể hữu ích khi cần xác định tình trạng sốt không rõ nguyên nhân, một số loại viêm khớp và các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ bắp.

Bạn có thể cần xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu nếu gặp những triệu chứng như:

  • Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng
  • Đau đầu
  • Giảm cân bất thường không lý do
  • Đau ở vai, cổ hoặc xương chậu
  • Các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, sốt, có máu trong phân hoặc đau bụng bất thường

Ngoài ra, xét nghiệm có thể giúp xác nhận chẩn đoán một số bệnh như:

  • Viêm động mạch thái dương (bệnh Horton)
  • Đau đa cơ
  • Viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm này cũng có thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng viêm, từ đó lên kế hoạch theo dõi hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu không thể xác định chính xác vấn đề gây viêm trong cơ thể nên thường đi kèm với các xét nghiệm máu khác, như xét nghiệm protein phản ứng C (CRP).

Quy trình thực hiện

Chuẩn bị và tiến hành xét nghiệm

Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu là một loại xét nghiệm máu đơn giản. Người bệnh không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc hay các chất bổ sung khác, hãy thông báo cho bác sĩ vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nếu là nữ giới đang mang thai hoặc đang có kinh nguyệt, bác sĩ cũng cần biết thông tin này.

Kỹ thuật viên sẽ sử dụng kim để trích máu từ tĩnh mạch tay. Sau khi trích máu, khu vực lấy máu có thể bị nhức trong vài giờ, nhưng người bệnh có thể tiếp tục hầu hết các hoạt động bình thường. Một số người sẽ cảm thấy hơi choáng hay chóng mặt, nhưng nhìn chung, thủ thuật này là an toàn cho người bệnh.

Toàn bộ thời gian lấy mẫu máu thường mất khoảng tối đa 5 phút.

Các phương pháp thực hiện

Có những phương pháp xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu nào?

Có hai phương pháp để đo tốc độ lắng hồng cầu là phương pháp Westergren và phương pháp Wintrobe.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất