Trường học xuất hiện F0 nên xử lý thế nào? Lưu ý gì khi trẻ đến trường?

Related Articles

    Trường học xuất hiện F0 nên xử lý thế nào? Lưu ý gì khi trẻ đến trường?

    Hiện nay, không chỉ có các trường bậc THCS, THPT mở cửa đón học sinh quay lại trường mà một số địa phương trẻ tiểu học và mầm non cũng đã đi học trở lại. Tuy nhiên, thực tế những ngày gần đây cho thấy điều này có thể gây rủi ro vì không ít trường học xuất hiện F0 là học sinh hoặc giáo viên. Điều đáng lo hơn nữa là giai đoạn này trẻ dưới 12 tuổi vẫn chưa được tiêm vaccine. Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc số trẻ nhiễm Covid-19 gia tăng.

    Trước tình hình này, nhiều bậc phụ huynh lo lắng, thắc mắc rằng các cơ sở giáo dục sẽ xử trí như thế nào? Làm sao cho trẻ đến trường một cách an toàn? Bạn có thể tham khảo những thông tin được Hello Bacsi tổng hợp trong bài viết sau để có câu trả lời.

    Trường học xuất hiện F0 nên xử lý như thế nào?

    Theo trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào ngày 27/01/2022, Bộ đã ban hành quyết định số 406/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Sổ tay đảm bảo an toàn khi phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung). Trước đó, cuốn sổ tay này đã được ban hành vào tháng 9-2020 nhưng vừa được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với công tác tổ chức dạy học trong tình hình mới.

    Đối với vấn đề trường học xuất hiện F0 nên được xử lý như thế nào? Tài liệu trên cũng có nêu rõ quy trình xử lý gồm 4 bước, cụ thể:

    • Bước 1: Ngay khi phát hiện có học sinh, giáo viên dương tính với COVID-19, nhà trường cần cách ly tạm thời F0. Thông báo ngay cho cha mẹ học sinh và một số ban ngành có trách nhiệm như Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch, tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục hoặc trạm y tế địa phương được giao nhiệm vụ hỗ trợ trường xử lý F0.
    • Bước 2: Kiểm tra tình hình sức khỏe của F0. Nếu có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh, khó thở, SPO2 (nồng độ oxy trong máu) dưới 96% thì cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có khoa, đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến bằng xe cấp cứu. Ngược lại, nếu F0 có triệu chứng nhẹ hoặc F0 không triệu chứng thì liên hệ cha mẹ hoặc người thân đón về để được trạm y tế địa phương tiếp nhận xử lý theo quy định.
    • Bước 3: Nhà trường tổ chức điều tra F1, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người) toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt ở lớp. Sau đó, các học sinh di chuyển sang phòng học dự phòng để khử khuẩn và vệ sinh lại phòng học chính. Đối với các lớp học khác vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường.
    • Bước 4: Cách ly và theo dõi F1 từ lớp học có F0. Đối với F1 đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh thì cách ly không quá 7 ngày, đi học lại nếu xét nghiệm âm tính và luôn tuân thủ 5K. Đối với F1 chưa tiêm thì cần cách ly 14 ngày, tự theo dõi sức khỏe tại nhà và xét nghiệm mẫu đơn 3 lần (lần 1 khi bắt đầu cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7 và lần cuối vào ngày thứ 13). Nếu có triệu chứng như khó thở, sốt, đau họng, mất vị giác… thì gia đình cần báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định. Riêng đối với trẻ học mầm non hoặc các bé đi nhà trẻ, nếu có 1 ca dương tính với COVID-19 thì cho toàn bộ học sinh cùng lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

    trường học xuất hiện F0

    Một số lưu ý trong công tác xử lý khi trường học xuất hiện F0:

    • Phòng cách ly tạm thời trong trường cần có khu vệ sinh khép kín và sạch sẽ, đầy đủ xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
    • Phòng cách ly cũng cần có đủ các thiết bị y tế cơ bản, đảm bảo thông thoáng và được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là các bề mặt hay được chạm vào.
    • Khu cách ly cần hạn chế người không phận sự ra vào, đảm bảo an toàn và tránh tụ tập ăn uống.
    • Trường học có F0 cần có quy định về phân luồng lối đi để hướng dẫn F0, F1 di chuyển đến phòng cách ly tạm thời, tránh sử dụng chung thang máy với cả trường.
    • Tổ chống dịch của trường học cũng có thể bố trí thang máy riêng dành cho người nhiễm COVID-19 và thường xuyên khử khuẩn sau khi sử dụng.
    • Mỗi trường cần có phương thức liên lạc thuận tiện đối với phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh học sinh các biện pháp theo dõi sức khỏe và yêu cầu thông tin ngay cho nhà trường khi phát hiện trẻ có biểu hiện mắc COVID-19.
    • Cán bộ, giáo viên trong trường cần được tập huấn về công tác phòng chống dịch COVID-19 để hỗ trợ tốt nhất khi trường học xuất hiện F0 hoặc nghi ngờ có ca nhiễm.

    Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ đến trường trong mùa dịch?

    trường học xuất hiện F0

    Dịch COVID-19 vẫn chưa có “hồi kết” nên trường học xuất hiện F0 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vấn đề này không chỉ gây rủi ro cho nhà trường mà còn cho các gia đình có con đi học. Vì vậy, trước khi trẻ quay trở lại trường để học trực tiếp, ba mẹ cần có kế hoạch chuẩn bị và lưu ý những điều sau để hạn chế rủi ro:

    • Đảm bảo trẻ đã được tiêm vaccine theo khuyến nghị của Bộ Y tế nhằm giúp trẻ được bảo vệ một cách tốt nhất trước đại dịch COVID-19.
    • Bạn nên đưa đón trẻ bằng phương tiện cá nhân hoặc khuyến khích trẻ đi xe đạp (nếu có thể) thay vì đi xe buýt đông người hay xe đưa đón của nhà trường để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
    • Tuân theo các chính sách của trường học về việc phòng chống dịch, theo dõi thường xuyên các trang thông tin của trường hoặc thông báo từ giáo viên của trẻ để cập nhật tin tức.
    • Nhìn chung, các trường học hiện nay đều thực hiện các giải pháp an toàn được khuyến nghị nên bạn đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là phụ huynh cần cung cấp đầy đủ thông tin có thể liên lạc cho nhà trường, đảm bảo trường học luôn liên hệ được với phụ huynh sớm nhất khi con bạn hoặc giáo viên, học sinh cùng lớp con bạn là F0.
    • Tại gia đình, nếu con bạn có các triệu chứng của bệnh COVID-19 như sốt, ho, đau họng, mất vị giác… hoặc đã tiếp xúc với F0 thì cách tốt nhất là không cho trẻ đi học trực tiếp. Tiếp theo là thông báo ngay cho giáo viên hoặc nhà trường để họ có kế hoạch xử lý.
    • Mặc dù trẻ được quay lại trường để học trực tiếp nhưng bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng về việc trẻ có thể trở lại học online tại nhà bất cứ lúc nào khi trường học xuất hiện F0. Không nên chủ quan để tránh những rắc rối không cần thiết.
    • Nếu con của bạn bị béo phì, mắc bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch… hoặc bất kỳ nguy cơ nào có thể gây mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng thì bạn nên trao đổi với giáo viên, nhà trường về việc có nên cho trẻ đi học trực tiếp hay không? Giáp pháp nào đảm bảo an toàn cho trẻ?

    Có thể bạn quan tâm: Vệ sinh mũi họng mùa COVID-19 như thế nào là đúng cách?

    Trên thực tế, mỗi trường học xuất hiện F0 có thể có cách xử lý khác nhau. Cách tốt nhất là bạn nên cập nhật thông tin từ nhà trường hoặc giáo viên của con để theo dõi, trao đổi nhằm có được giải pháp xử lý tốt nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn yên tâm hơn phần nào khi cho trẻ quay lại trường học trực tiếp.


    Học hỏi thêm cách bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình trong mùa dịch.

    Cơ hội kết nối trực tiếp với bác sĩ và trao đổi kinh nghiệm hồi phục từ COVID-19 cùng các thành viên khác. Click tham gia ngay!


    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

    Bình Luận

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Advertismentspot_img

    Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất