Thuốc chữa bệnh gout và những điều có thể bạn chưa biết • Hello Bacsi

Related Articles

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu các loại thuốc điều trị gout trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bệnh gout là gì?

Gout là tình trạng khớp bị viêm, sưng đau dữ dội. Khớp cứng lại và đau nhiều đến mức người bệnh vận động rất khó khăn. Khớp ngón chân cái thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó là các khớp ở khuỷu tay, cổ tay, khớp ngón tay chân.

Nguyên nhân bệnh gout là do axit uric tích tụ trong cơ thể lâu ngày, tạo thành các tinh thể bên trong và xung quanh khớp. Khi axit uric tăng thì ngưi bệnh thường không thấy biểu hiện gì cho đến khi cơn gout bùng phát.

Các cơn gout xuất hiện nhanh chóng và có khả năng quay trở lại. Sau mỗi lần cơn gout trở lại, các mô sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh gout bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì. Nam giới và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân gout có thể không thể cử động, đi lại như bình thường và tình trạng nghiêm trọng buộc phải phẫu thuật. Vậy, bị gout uống thuốc gì và thuốc trị gout nào hiệu quả nhất hiện nay?

Các loại thuốc chữa bệnh gout

Thuốc điều trị cơn gout cấp tính, giúp kiểm soát cơn đau

Mục tiêu trước mắt trong điều trị bệnh gout là ức chế viêm và kiểm soát cơn đau. Thuốc chữa bệnh gout mà mọi người thường nhắc tới chỉ có tác dụng kiểm soát chứ không thể trị dứt bệnh hoàn toàn.

thuốc chữa bệnh gout 2

Việc lựa chọn loại thuốc chữa bệnh gout nên căn cứ trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xem xét xem bệnh nhân có đang mắc căn bệnh hay có vấn đề sức khỏe nào khác, bệnh nhân đang dùng những loại thuốc nào để cân nhắc về tương tác thuốc, hoặc cân nhắc về tác dụng phụ.

Người ta thường dùng thuốc chống viêm không steroid NSAIDs, colchicine hoặc corticosteroid (dùng toàn thân hoặc nội khớp). Cụ thể như sau

  • Thuốc chống viêm không sterroid NSAIDs: NSAIDs thường được sử dụng cho cơn gout cấp tính bao gồm ibuprofen 800mg 3-4 lần mỗi ngày hoặc indomethacin 25-50mg 4 lần mỗi ngày. Nên ngừng điều trị khi các triệu chứng được giải quyết.
  • Colchicine: Colchicine tiêm tĩnh mạch có độc tính (nghiêm trọng) và có tác dụng phụ, vì vậy, chỉ nên sử dụng đường uống. Colchicine uống liều cao thường có tác dụng kém. Liều thấp được công nhận là có tác dụng tốt hơn nhiều và sử dụng kết hợp được với NSAIDs.
  • Corticosteroid: Corticosteroid là lựa chọn tiếp theo nếu người bệnh thuộc nhóm chống chỉ định với NSAIDs. Corticosteroid có thể được dùng để tiêm vào khớp bị ảnh hưởng (steroid nội khớp – intra-articular steroid) hoặc dùng qua đường uống (như prednisone và medrol). Steroid nội khớp (intra-articular steroids) hữu ích nếu chỉ có một hay hai khớp bị ảnh hưởng và bác sĩ điều trị là người thành thạo trong việc tiêm các khớp đó. Liều lượng bắt đầu khi dùng cortisteroid là 30-40mg mỗi ngày và kéo dài trong vòng 10-14 ngày.

Thuốc trị gout có tác dụng hạ axit uric

Sử dụng các hoạt chất hoặc thuốc làm giảm axit uric sẽ làm giảm tần suất cơn gout và dần dần làm giảm sự hình thành tophi (các nốt sần), giúp bệnh nhân bị gout tránh được nguy cơ bị các biến chứng gây tổn thương, phá hủy khớp vĩnh viễn. Thuốc chữa bệnh gout điều trị hạ axit uric được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất