Thay van tim sống được bao lâu và cách để sống thọ hơn • Hello Bacsi

Related Articles

Thay van tim sống được bao lâu và làm sao để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh sau phẫu thuật? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Thay van tim là gì?

Trái tim có 4 loại van bao gồm: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá hoặc van động mạch phổi. Chúng đóng mở nhịp nhàng trong mỗi chu kỳ bơm máu của tim để đảm bảo dòng máu chảy theo một chiều nhất định. Nếu một trong những lá van này hư hỏng mà không thể sửa chữa thì bệnh nhân cần phẫu thuật thay van nhằm khôi phục khả năng hoạt động của van, tránh tổn thương thêm đến chức năng trái tim. Có ba hình thức phẫu thuật là rạch một đường ở xương ức để bộc lộ tim; mổ nội soi hoặc thay van bằng can thiệp mạch. Căn cứ vào bệnh van tim cụ thể, kinh tế của bệnh nhân và trang thiết bị có tại cơ sở, tay nghề của bác sĩ để chọn loại phẫu thuật phù hợp.

Van tim được dùng để thay thế có thể làm từ vật liệu tổng hợp (van cơ học), từ mô động vật (van sinh học) hoặc là van đồng loài từ người hiến tặng.

phẫu thuật thay van tim sống được bao lâu

Thay van tim sống được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay van tim là khá cao, giúp giảm triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, rất khó đưa ra con số cụ thể cho thay van tim sống được bao lâu. Bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác của bệnh nhân, loại van nào và số lượng van cần thay thế, tuổi thọ từng loại van, các bệnh lý mắc kèm khác, biến chứng sau phẫu thuật, sự tuân thủ dùng thuốc, lối sống. Đó là chưa kể rủi ro bệnh tật, tai nạn…

Thay van tim sống được bao lâu nếu tuổi tăng dần?

Một nghiên cứu trên 2.500 bệnh nhân tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ sống thọ trên 5 năm sau khi thay van tim giảm khi tuổi bệnh nhân ngày càng tăng.

Chẳng hạn, thời gian sống sót trung bình ước tính sau phẫu thuật thay van tim sinh học cho người hẹp van động mạch chủ nặng là khoảng 16 năm đối với những bệnh nhân từ 65 tuổi trở xuống và khoảng 12 năm đối với những người từ 65 đến 75 tuổi. Con số này là 7 năm ở những người từ 75 đến 85 tuổi và 6 năm ở những người trên 85 tuổi.

Van nào cần được thay thế

Một bệnh nhân có thể chỉ cần thay một van, nhưng cũng có trường hợp phải thay đến 2 loại van cùng một lúc. Loại van nào cần thay, số van là bao nhiêu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay van tim sống được bao lâu. Trên thực tế, van động mạch chủ và van hai lá là những loại thường hư hại nặng và phải thay nhiều nhất; còn van ba lá và van động mạch phổi rất ít khi cần can thiệp.

Theo một thống kê tại Thụy Điển, tỷ lệ tử vong sớm (tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật) là khoảng 5,9% sau khi thay van động mạch chủ, 10,4% sau thay van hai lá và 10,6% sau thay cả van động mạch chủ và van hai lá kết hợp. Tỷ lệ sống sót tương đối là khoảng 84% trong 10 năm sau thay van động mạch chủ, 68,5% sau khi thay van hai lá và 80,9% sau khi thay cả hai van động mạch chủ và van hai lá.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất