Tẩy da chết hóa học là gì? Cách tẩy da chết đơn giản cho người mới bắt đầu • Hello Bacsi

Related Articles

Bạn nên tạo thói quen tẩy da chết giúp làm sáng vùng da thâm sạm và làm mờ đi các vết sẹo mụn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về quy trình tẩy da chết hóa học cũng như 1 số lưu ý trong quá trình thực hiện nhằm tránh tình trạng gây kích ứng cho da!

Tẩy da chết hóa học là gì? Tác dụng của tẩy da chết hóa học đối với làn da?

Chất tẩy da chết hóa học là các axit giúp loại bỏ tế bào da chết với nhiều nồng độ khác nhau. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa công thức nhẹ hơn mà không cần kê đơn, trong khi những loại có nồng độ mạnh hơn thường được bác sĩ da liễu áp dụng dưới dạng lột da hóa học.

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Michelle Lee cho biết các sản phẩm tẩy da chết hóa học hoạt động bằng cách phá vỡ các liên kết giữ các tế bào da lại với nhau. Khi những liên kết đó bị phá vỡ, các lớp trên cùng của tế bào da sẽ bị bong ra, từ đó nhường chỗ cho làn da mới được tái sinh.

công dụng tẩy da chết hóa học

Khi được tẩy tế bào chết hóa học đúng cách với tần suất phù hợp, làn da bạn sẽ trông mịn màng và đều màu hơn, giúp thông thoáng lỗ chân lông và làm mờ các dấu hiệu lão hóa da. Bên cạnh đó, việc tẩy da chết hóa học cũng giúp hỗ trợ hấp thụ tốt hơn các sản phẩm dưỡng da khác trong quy trình chăm sóc làn da của bạn.

Phân biệt tẩy da chết hóa học và vật lý

Trong khi axit giúp loại bỏ các lớp bên ngoài của làn da bằng phương thức hóa học, thì các chất tẩy da chết vật lý lại thực hiện bằng việc sử dụng lực ma sát thủ công. Cụ thể, sử dụng hình thức tẩy da chết với bàn chải hoặc các dụng cụ mài da khác, tẩy da chết vật lý có thể quá khắc nghiệt đối với 1 số làn da. Cơ chế hoạt động của tẩy da chết vật lý cũng không thấm sâu như dạng tẩy da chết hóa học, do đó có thể không quá hiệu quả như cách hoạt động tẩy da chết hóa học.

Các loại tẩy da chết hoá học

Có 3 loại tẩy tế bào chết hóa học chính và tất cả đều ở dạng axit. Tuy nhiên 1 số loại tẩy da chết hóa học có tác dụng nhẹ hơn đối với làn da và ít thâm nhập sâu hơn vào bên trong da. Nồng độ axit càng cao và độ pH càng thấp thì tác dụng tẩy tế bào chết càng mạnh.

Axit alpha hydroxy (AHA)

AHA là 1 nhóm các axit hòa tan trong nước bao gồm axit glycolic, lactic, citric, tartaric và malic. Các thành phần này có nguồn gốc từ các loại trái cây có đường, nhưng cũng có thể thông qua sản xuất tổng hợp. Với khả năng hòa tan trong nước, các thành phần này hoạt động trên bề mặt da nhằm cải thiện kết cấu của làn da. Các axit có trong AHA có khả năng làm bong tróc bề mặt da để nhường chỗ cho các tế bào mới được sản sinh, từ đó giúp hạn chế các dấu hiệu lão hóa bằng cách cải thiện các nếp nhăn nông hơn.

Các loại axit alpha hydroxy phổ biến như:

  • Axit glycolic: có nguồn gốc từ đường mía
  • Axit lactic: được tìm thấy có trong sữa và rau
  • Axit citric: được tìm thấy trong các loại trái cây họ cam quýt
  • Axit tartaric: có nguồn gốc từ nho
  • Axit malic: được tìm thấy trong táo.

Trong đó, axit glycolic và axit lactic thường được sử dụng trong việc chăm sóc da với nồng độ từ 5-10% để đạt hiệu quả cao.

Axit beta hydroxy (BHA)

BHA có thể tan trong dầu. Vì vậy, chúng có thể thâm nhập vào lỗ chân lông cũng như hoạt động tốt trên bề mặt da. Các axit hoạt động sâu trên bề mặt da không chỉ giúp cải thiện kết cấu làn da, hạn chế các dấu hiệu lão hóa bằng cách cải thiện các nếp nhăn sâu mà còn làm thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ bã nhờn gây mụn. Vì thế, các sản phẩm tẩy da chết BHA thường được dùng để điều trị mụn trứng cá và ngăn ngừa các tác hại cho da từ ánh nắng mặt trời. Trong đó axit salicylic là sản phẩm BHA phổ biến nhất giúp trị mụn trứng cá và làm dịu các vết sưng tấy và tình trạng mẩn đỏ cho làn da.

Axit poly hydroxy (PHA)

PHA hoạt động theo cơ chế tương tự như AHA, tuy nhiên sự khác biệt ở đây chính là các phân tử PHA có kích thước lớn hơn. Vì vậy chúng không thể xâm nhập sâu vào làn da như tẩy da chết hóa học AHA.

Đây là lý do tại sao thành phần này ít có khả năng gây kích ứng hơn so với các chất tẩy da chết hóa học khác, đặc biệt là thành phần AHA. Và mặc dù PHA không đi sâu bề mặt da như vậy, nhưng PHA – như gluconolactone và axit lactobionic – có khả năng dưỡng ẩm và chống oxy hóa tốt cho làn da. PHA cực kỳ phù hợp cho những bạn có làn da nhạy cảm, đặc biệt là những ai đang mắc bệnh chàm hoặc bệnh rosacea.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất