Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ bầu và em bé • Hello Bacsi

Related Articles

Thực tế là cũng như bất kỳ một loại thuốc hay thủ thuật y khoa nào, gây tê ngoài màng cứng ẩn chứa những nguy hiểm nhất định. Do đó, trước khi lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua những tác dụng phụ của phương pháp này đối với bạn và bé nhé!

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp như thế nào?

Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp giảm đau bằng thuốc thường được sử dụng trong quá trình chuyển dạ. Phương pháp này giúp ngăn chặn cơn đau ở một số bộ phận riêng biệt của cơ thể. Không giống với gây tê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng chỉ phát huy tác dụng ở nửa dưới của cơ thể.

Với phương pháp này, thuốc tê được đưa vào các khoang ngoài màng cứng, xung quanh các dây thần kinh cột sống ở phần thắt lưng của mẹ bầu. Từ đó, thuốc sẽ phát huy tác dụng ở khi vực xung quanh vị trí được tiêm, phong bế các dây thần kinh chi phối các khu vực tương ứng trên cơ thể.

Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ bầu

Dù được đánh giá là một phương pháp hiệu quả nhưng gây tê ngoài màng cứng vẫn ẩn chứa những tác dụng phụ nhất định, bao gồm:

1. Gây hạ huyết áp

Việc thực hiện gây tê ngoài màng cứng có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp đột ngột ở người mẹ. Từ đó, mẹ bầu có thể cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt sau khi được gây tê. Chính vì vậy, các bác sĩ và hộ lý thường phải theo dõi liên tục huyết áp của bạn để đảm bảo rằng lưu lượng máu truyền đến bé vẫn ổn định và đầy đủ. Trong trường hợp giảm huyết áp, thuốc và oxy sẽ được bổ sung lập tức cho mẹ bầu.

2. Nhức đầu

Khoảng 1% các ca gây tê ngoài màng cứng gặp phải tình trạng đau đầu dữ dội, nguyên nhân thường là do rò rỉ các dịch não tủy ra khoang ngoài màng cứng. Nếu cơn đau đầu kéo dài liên tục sau sinh, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện nghiệm pháp vá màng cứng bằng máu tự thân.

Trong nghiệm pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng chính máu của bạn để tiêm vào các khoang ngoài màng cứng, giúp vá vết rò, từ đó khắc phục tình trạng đau đầu.

3. Gặp khó khăn trong việc đi tiểu

Gây tê ngoài màng cứng có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các bác sĩ phải sử dụng ống thông để giúp các mẹ bầu đi tiểu sau khi gây tê ngoài màng cứng.

4. Đau lưng

Đau lưng là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của gây tê ngoài màng cứng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này thường là do đau nhức ở vị trí kim đâm vào. Một nguyên nhân khác có thể gây đau lưng là do rò rỉ các dịch não tủy hoặc các phản ứng dị ứng của cơ thể với thuốc hoặc các dịch được tiêm vào.

5. Việc chuyển dạ bình thường trở nên khó khăn hơn

Gây tê ngoài màng cứng có thể gây khó khăn trong việc đẩy em bé ra ngoài khi chuyển dạ. Do đó, bác sĩ sản khoa có thể phải áp dụng một số thủ thuật y khoa khác như mổ lấy thai hoặc đỡ đẻ bằng kẹp.

6. Tê bì sau sinh

Các bà mẹ thực hiện gây tê ngoài màng cứng có thể bị tê phần dưới cơ thể sau khi sinh. Trong trường hợp này, bạn cần phải có người dìu dù chỉ đi một đoạn đường khá ngắn. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau sinh.

7. Tổn thương thần kinh

Việc thực hiện gây tê ngoài màng cứng đôi khi có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn ở khu vực đặt các ống thông (catheter). Đối với trường hợp này, đôi khi cần phải có sự can thiệp y tế để điều trị và thường mất vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mẹ bầu thậm chí không thể hồi phục hoàn toàn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất