Phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả: cần phân biệt với loại sốt thường

Related Articles

Mỗi khi mùa dịch sốt xuất huyết đến, nhiều gia đình lại vô cùng lo lắng, đặc biệt là với những nhà có con nhỏ. Đôi khi, không ít lần chúng ta bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết với những triệu chứng của các loại sốt khác còn lại như sốt do virus thông thường.

Vì lẽ đó mà chúng ta chủ quan dẫn đến việc không đi thăm khám hoặc điều trị không đúng phương pháp theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia ” từ đó mà dẫn đến những nguy cơ lớn hơn. Hello Bacsi sẽ cho bạn một cái nhìn khái quát nhất về sự khác nhau giữa hai chứng sốt trên, để có biện pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả nhất.

Phòng chống sốt xuất huyết: Những điểm khác biệt giữa sốt thông thường và sốt xuất huyết

 trẻ bị sốt 636501020

Sốt xuất huyết hay thường gọi với tên khác là sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm mà do virus gây nên (virus Dengue là loại gây bệnh phổ biến ở Việt Nam). Con đường lây nhiễm cho người là thông qua vết muỗi đốt từ một loại muỗi vằn đã bị nhiễm bệnh.

Sốt phát ban cũng do virus, nhưng chủ yếu lại là virus đường hô hấp như sởi, rubella gây ra. Bệnh lây truyền thông qua sự tiếp xúc với dịch tiết như nước mũi hoặc cổ họng người bệnh.

Trong khi đó, sốt virus là do virus hoặc nhiễm trùng gây ra. Loại sốt này rất dễ xảy ra, không chỉ ở trẻ em, mà cả người lớn cũng có thể mắc một khi sức đề kháng yếu.

Trên đây chỉ là những phân biệt sơ bộ về sự khác nhau giữa các chứng bệnh sốt. Để phòng chống sốt xuất huyết cần tìm hiểu sâu hơn về các dấu hiệu của từng loại riêng biệt:

1. Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày với những biểu hiện như: sốt cao trên 39°C trong vòng nhiều ngày, mệt mỏi, chán ăn, chảy máu… Các biểu hiện trên hoàn toàn khá tương đồng với những triệu chứng khi chúng ta bị sốt thông thường. Do đó, bệnh sốt xuất huyết khó có thể nhận ra nếu không thực hiện thêm các xét nghiệm bổ trợ. Một vài triệu chứng điển hình như:

Xuất huyết: khi bị sốt xuất huyết thì trên bề mặt da sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hoặc những vết bầm. Đây là biểu hiện của xuất huyết dưới da. Đôi khi cũng có thể nhầm lẫn giữa các vết đỏ này với vết muỗi cắn. Bạn có thể phân biệt dễ dàng bằng cách căng vùng da xung quanh chấm đỏ đó, nếu chấm đỏ vẫn còn, người bệnh đã bị sốt xuất huyết, nếu chấm đỏ mất đi thì đó là vết muỗi cắn hay côn trùng đốt.

Hơn nữa, người bệnh cũng có thể bị xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Với phụ nữ đang ở kỳ hành kinh, xuất huyết niêm mạc sẽ làm kỳ kinh của họ kéo dài hơn. Việc có kinh cũng có thể đến sớm hơn bình thường khi phụ nữ mắc bệnh. Đối với trẻ em, bên cạnh những ban xuất huyết trên cơ thể thì chúng còn có dấu hiệu khác như tiểu ra máu.

Nghiêm trọng hơn nữa là người bệnh có thể bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh như nhức đầu, đau các cơ khớp. Muốn phòng ngừa biến chứng sốt xuất huyết, nhất định bạn cần rõ những thông tin này.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất