Những cơn đau nguy hiểm mang tên sỏi tiết niệu • Hello Bacsi

Related Articles

Trong một số trường hợp, sỏi bàng quang có thể gây đau bụng dưới. Nếu niệu quản hoặc bể thận hay ống thận bị tắc nghẽn do sạn, sỏi đường tiết niệu, người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng hoặc đau quặn thận từng cơn, thường ở vùng giữa mạn sườn và hông (một bên cơ thể), đau lan dần khắp bụng và có xu hướng lan về phía vùng bẹn và vùng sinh dục. Cơn đau xuất hiện từng đợt, tăng dần đến cường độ cao nhất, sau đó giảm dần trong khoảng 20-60 phút.

Các triệu chứng khác của bệnh là:

  • Buồn nôn và nôn
  • Bồn chồn, đổ mồ hôi khó chịu
  • Có máu hoặc có mảnh sạn, sỏi nhỏ trong nước tiểu
  • Cảm giác buồn tiểu nhiều lần
  • Ớn lạnh, sốt
  • Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, khó tiểu, bí tiểu
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp tất cả những triệu chứng này.

Chẩn đoán và điều trị

tán sỏi nội soi điều trị sỏi tiết niệu

Kỹ thuật y tế chẩn đoán sỏi tiết niệu

Trong hầu hết trường hợp sỏi đường tiết niệu, các triệu chứng bệnh đặc thù đến mức không cần thực hiện xét nghiệm bổ sung, đặc biệt là ở những người đã từng bị sỏi đường tiết niệu trước đó.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể cần loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Những tình trạng có thể bị nhầm lẫn với sỏi tiết niệu là:

  • Viêm phúc mạc, có thể do viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu
  • Viêm túi mật cấp tính
  • Tắc ruột
  • Viêm tụy
  • Phẫu thuật phình động mạch chủ

Bác sĩ thường chỉ định người bệnh siêu âm hoặc chụp CT. CT là biện pháp chẩn đoán tốt nhất vì xác định được vị trí của sỏi và cho biết mức độ gây tắc nghẽn đường tiết niệu. CT cũng sẽ phát hiện ra nhiều rối loạn khác gây cơn đau tương tự đau sỏi thận. Tuy nhiên, xét nghiệm này phải tiếp xúc với bức xạ.

Siêu âm tuy an toàn hơn do không gây ảnh hưởng từ bức xạ nhưng lại thường bỏ sót những viên sạn nhỏ (đặc biệt là khi chúng nằm trong niệu quản), làm việc xác định vị trí chính xác gây tắc nghẽn đường tiết niệu khó khăn hơn.

Một phương pháp chẩn đoán sỏi tiết niệu khác là chụp X quang bụng cũng không cần tiếp xúc với bức xạ, nhưng nhược điểm là chỉ có thể cho thấy sự hiện diện của sỏi canxi. Vì vậy, nó chỉ được chỉ định khi nghi ngờ có sỏi canxi.

Ngoài ra, chụp niệu đồ tĩnh mạch có thể phát hiện sỏi và xác định chính xác mức độ gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tuy nhiên, thủ thuật này tốn nhiều thời gian và có nguy cơ tiếp xúc với chất cản quang (gây phản ứng dị ứng hoặc suy thận nặng hơn). Các bác sĩ hiếm khi sử dụng phương pháp chụp niệu quản tĩnh mạch để chẩn đoán sỏi tiết niệu nếu đã có kết quả từ chụp CT hoặc siêu âm.

Đối với những người đã được chẩn đoán, bác sĩ cũng cần phân tích nước tiểu để xác định loại sỏi. Sỏi được thu bằng cách lọc nước tiểu của người bệnh qua một bộ lọc bằng giấy hoặc lưới, sau đó đem đi phân tích. Tùy thuộc vào loại sỏi, có thể cần xét nghiệm nước tiểu và máu để đo nồng độ canxi, axit uric, kích thích tố và các chất khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Điều trị sỏi tiết niệu

Những viên sỏi nhỏ không gây triệu chứng, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thường không cần điều trị và sẽ tự mài mòn rồi trôi ra ngoài theo nước tiểu bằng chế độ ăn uống và thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất