Những cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày mang lại kết quả

Related Articles

Cụ thể cách thực hiện ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin đã được Hello Bacsi chọn lọc và tổng hợp sau đây.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực.

Tên khoa học: Eclipta prostrata hoặc Eclipta alba Hassk, thực vật họ Cúc.

Tên Đông y: hàn liên thảo. Bộ phận sử dụng: toàn cây, tươi hoặc khô.

Trong Đông y, cây nhọ nồi được xếp vào nhóm thảo dược cầm máu, tính mát, vị ngọt chua, bổ vào gan, thận âm. Dân gian dùng nước cốt cây nhọ nồi trị rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Cây nhọ nồi có tính chất thanh nhiệt và kháng khuẩn nên còn được dùng để chữa ho hen, viêm họng, táo bón, chữa bỏng, nấm ngoài da và làm đen tóc…

Ngoài tinh dầu, tannin, carotene, flavonoid chưa xác định, cây nhọ nội chứa các hoạt chất có tiềm năng như wedelolacton, demethylwedelolacton, các eclalbasaponin và alkaloid có khả năng giảm đau, kháng viêm. Nghiên cứu cho thấy cây nhọ nồi chống lại tác dụng của hoạt chất kháng đông dicoumarin, cũng như tăng tỉ lệ prothrombin toàn phần, một trong các yếu tố đông máu của cơ thể.

Với những đặc điểm kể trên, các bài thuốc dân gian dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày giúp ngăn ngừa, hạn chế vết loét chảy máu, thúc đẩy tổn thương mau lành và giảm nhẹ các cơn đau. Ngoài ra, việc dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày còn có thể hỗ trợ tiêu hóa vốn thường bị rối loạn do chức năng dạ dày bị giảm sút và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Mách nhỏ 4 bài thuốc dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày mà bạn có thể thử

1. Dùng nước cốt cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Thực hiện:

  • Rửa sạch 100 gam lá cây nhọ nồi (có thể dùng cả thân cây) dưới vòi nước chảy.
  • Ngâm lá trong nước muối loãng 10 phút để loại bỏ hầu hết bụi bẩn và vi khuẩn bám bên ngoài, sau đó vớt ra để cho ráo.
  • Xay nhuyễn cây nhọ nồi bằng máy xay sinh tố hoặc dùng cối giã.
  • Lọc bỏ bã, hòa vào 1 lít nước uống.
  • Chia nước nhọ nồi thành 2 phần, uống hết trong ngày.

Theo chia sẻ của nhiều người, việc duy trì uống nước cây nhọ nồi liên tục trong 7 – 10 ngày giúp giảm đáng kể các cơn đau dạ dày, tá tràng, chứng đầy hơi, chán ăn, mệt mỏi…

2. Kết hợp táo đỏ, cam thảo, bạch cập vào bài thuốc cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Táo đỏ (một loại táo Tàu) và cam thảo là những vị thuốc điều hòa, hóa giải có tính bồi bổ có mặt trong nhiều đơn thuốc. Táo đỏ bổ tỳ ích khí, dưỡng vị thì cam thảo bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Bạch cập có tác dụng bổ phế, sinh cơ, hóa ứ, cầm máu.

Các vị thuốc này khi được kết hợp sẽ làm tăng hiệu quả giảm đau, viêm loét, đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa và cơ thể nói chung, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, tạo điều kiện để các tổn thương niêm mạc dạ dày hồi phục.

Nguyên liệu:

  • Nhọ nồi
  • Táo đỏ
  • Cam thảo
  • Bạch cập

Thực hiện:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất