Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? Có đáng báo động? • Hello Bacsi

Related Articles

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường của người khỏe mạnh là từ 60-100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim cao trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng khá nguy hiểm. Lúc này bạn cần đến trung tâm y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng nhịp tim nhanh là gì?

triệu chứng nhịp tim nhanh

Khi tim đập nhanh, bạn có thể cảm giác tim đập như:

  • Lỗi nhịp
  • Rung
  • Nhịp đập quá nhanh
  • Bơm máu khó hơn bình thường

Bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh trong họng, vùng cổ hoặc ở ngực. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra cho dù bạn đang hoạt động hay nghỉ ngơi, đang đứng, ngồi hoặc nằm.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng đi kèm với nhịp tim nhanh sau đây:

  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đau ngực
  • Ngất xỉu

>>> Bạn có thể quan tâm: Vì sao bạn chỉ bị đánh trống ngực vào ban đêm?

Nguyên nhân gây bệnh

Tim đập mạnh là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tim đập nhanh. Thông thường, tình trạng này có liên quan đến tim hoặc các nguyên nhân chưa được biết rõ. Nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:

  • Cảm xúc mạnh như lo âu, sợ hãi hoặc căng thẳng, tim đập nhanh do hồi hộp, thường xảy ra trong các cơn hoảng loạn.
  • Hoạt động thể chất mạnh
  • Sử dụng caffeine, nicotine, rượu hoặc ma túy như cocaine và các chất kích thích.
  • Các tình trạng sức khỏe, trong đó có bệnh tuyến giáp, đường huyết thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước.
  • Thay đổi nội tiết tố trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Đôi khi, đánh trống ngực khi mang thai là biểu hiện của bệnh thiếu máu.
  • Sử dụng các thuốc như thuốc giảm cân, thuốc làm thông mũi, thuốc hen suyễn dạng hít và một số thuốc được sử dụng để ngăn chặn loạn nhịp (một vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim) hoặc thuốc điều trị suy giáp.
  • Một số thảo dược và dinh dưỡng bổ sung.
  • Nồng độ điện giải bất thường. Một số người có nhịp tim nhanh sau bữa ăn có quá nhiều tinh bột, đường hoặc chất béo. Đôi khi do ăn thực phẩm có chứa rất nhiều bột ngọt (MSG), nitrat hoặc muối.

Nếu bạn có tim đập nhanh sau khi ăn thực phẩm nào đó, đó có thể là do cơ thể nhạy cảm với thức ăn. Bạn nên có sổ nhật ký để giúp ghi nhớ những thức ăn cần tránh.

Nhịp tim nhanh cũng có thể liên quan đến các bệnh tim và nhiều khả năng đại diện cho loạn nhịp. Các tình trạng về tim gắn với đánh trống ngực bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất