Bệnh tăng đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Điều trị bệnh tăng đường huyết rất quan trọng, vì nếu không chữa trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu như hôn mê do đái tháo đường. Về lâu dài, đường huyết tăng dai dẳng, dù không quá cao, có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng tăng đường huyết

dấu hiệu tăng đường huyết

Tăng đường huyết không gây ra các triệu chứng cho đến khi giá trị glucose tăng lên trên 180 đến 200 miligam trên decilit (mg/dL), hoặc từ 10 đến 11,1 milimol mỗi lít (mmol/L). Các triệu chứng tăng đường huyết phát triển chậm trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức cao càng lâu thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, một số người đã mắc bệnh tiểu đường type 2 trong một thời gian dài có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào mặc dù lượng đường trong máu tăng cao.

Các triệu chứng tăng đường huyết phổ biến là:

  • Khát nhiều
  • Nhức đầu
  • Khó tập trung
  • Mắt nhìn mờ
  • Tiểu nhiều
  • Mệt mỏi (yếu cơ, cảm giác mệt mỏi)
  • Giảm cân

Nếu tình trạng tăng đường huyết không được điều trị, nó có thể gây ra các axit độc hại (xeton) tích tụ trong máu và nước tiểu (nhiễm toan ceton). Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khó thở
  • Khô miệng
  • Yếu đuối
  • Sự hoang mang
  • Hôn mê
  • Đau bụng

Bạn có thể gặp các triệu chứng đường huyết cao khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu tăng đường huyết nào sau đây:

  • Bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục, nhưng vẫn có thể ăn và uống
  • Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ
  • Đường trong máu cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù bạn đã dùng thuốc tiểu đường
  • Bạn gặp khó khăn kiểm soát đường huyết của bạn trong giới hạn cho phép

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu:

  • Bạn đang bị bệnh và không thể ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào.
  • Lượng đường trong máu của bạn cao liên tục trên 240 mg/dl (13 mmol/l) và có xeton trong nước tiểu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây tăng đường huyết là gì?

Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành các phân tử đường khác nhau. Một trong những phân tử đường này là glucose, một nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Glucose được hấp thụ trực tiếp vào máu sau khi bạn ăn, nhưng nó không thể đi vào tế bào nếu không có sự trợ giúp của insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra.

Khi mức glucose trong máu tăng lên, nó báo hiệu tuyến tụy của bạn tiết ra insulin. Insulin mở khóa các tế bào để glucose có thể đi vào và cung cấp nhiên liệu cần thiết cho các tế bào trong cơ thể để hoạt động bình thường. Bất kỳ lượng đường dư thừa nào cũng được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Quá trình này làm giảm lượng glucose trong máu và ngăn không cho nó đạt đến mức cao nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường làm giảm đáng kể tác dụng của insulin đối với cơ thể. Điều này có thể là do tuyến tụy không thể sản xuất insulin (bệnh tiểu đường type 1), hoặc có thể do cơ thể đề kháng với tác động của insulin hoặc không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường bình thường (bệnh tiểu đường type 2). Kết quả là, glucose có xu hướng tích tụ trong máu và là nguyên nhân tăng tăng đường huyết. Đường huyết có thể đạt mức cao nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Insulin hoặc các loại thuốc khác được sử dụng để giảm lượng đường trong máu.

nguyên nhân gây bệnh tăng đường huyết

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng đường huyết?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tăng đường huyết bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất