Nguyên nhân gây đau cơ bụng và cách để giảm đau • Hello Bacsi

Related Articles

  • Tai nạn, ngã xe gây chấn thương.
  • Ho hoặc hắt hơi thường xuyên (mãn tính).
  • Tập thể dục cường độ cao hoặc quá mức.
  • Nâng vật nặng.
  • Tập luyện thể dục, thể thao chưa đúng kỹ thuật.
  • Xoay mình hay vặn người đột ngột.

Ai cũng có nguy cơ bị căng cơ bụng gây đau. Tuy vậy, vận động viên các môn thể thao như quần vợt hay bóng đá đòi hỏi phải vươn tay nhiều và di chuyển người sang hai bên sẽ có nguy cơ cao hơn.

Căng cơ bụng: Khi đột ngột tập bụng quá nhiều và mạnh. Nếu bạn tập bụng mà không khởi động trước cũng có thể dẫn đến căng cơ bụng.

Tập bụng không đều đặn: Khi tập bụng không thường xuyên, tập ngắt quãng cũng có thể khiến bạn bị đau do cơ bụng chưa thích nghi với lực ép từ các bài tập.

Thiếu nước: Khi tập chúng ta sẽ ra mồ hôi và mất điện giải khiến axit lactic chuyển hóa kém đi, tích tụ lại ở cơ bắp và tạp nên cơn căng đau cơ bụng.

Phần lớn những cơn đau cơ bụng nêu xuất hiện chậm thì sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ. Trường hợp cơn đau nặng hơn và kéo dài dai dẳng thì bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ y tế để kịp thời phục hồi. (6)

Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau cơ bụng?

chẩn đoán đau cơ bụng

Để đánh giá các tình trạng đau ở vùng bụng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản như đứng lên ngồi xuống. Bên cạnh đó, chụp X-quang có thể cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau cơ bụng.

Điều trị đau cơ bụng như thế nào?

Hầu hết các trường hợp căng cơ bụng sẽ tự thuyên giảm sau vài tuần mà không cần can thiệp điều trị. Điều trị nhằm làm giảm triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn và nhanh chóng phục hồi chức năng của các nhóm cơ bụng.

Chăm sóc giảm đau cơ bụng tại nhà

Chườm lạnh lên bụng bằng một túi gel (được bán ngoài nhà thuốc) hoặc một túi đá được bọc khăn cẩn thận. Chườm 20 phút mỗi lần, cách nhau 3-4 giờ.

Chườm lạnh giúp giảm viêm nếu được sử dụng trong vòng 72 giờ đầu sau khi tập luyện hoặc chấn thương.

Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp trước khi định vận động nhiều. Không chườm đá trực tiếp lên da và không chườm quá 20 phút mỗi lần.(3)

Tiếp theo đó chườm ấm xen kẽ chườm lạnh (hay còn gọi là trị liệu nhiệt). Đặc biệt nên dùng nhiệt ẩm 10-15 phút trước khi tập thể dục để giúp giãn cơ. Lưu ý không trị liệu bằng nhiệt khi có dấu hiệu sưng tấy.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất