Hưng cảm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị hưng cảm, tuy nhiên những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một số yếu tố gia tăng tỷ lệ mắc chứng này có thể kể đến như:

  • Thiếu ngủ
  • Nghiện ma túy, nghiện rượu
  • Bị ngộ độc thuốc, đặc biệt là các chất kích thích như cocaine và methamphetamine (meth miệng)
  • Bị tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm steroid và thuốc chống trầm cảm SSRI
  • Mắc một số bệnh ác tính cũng có thể xuất hiện các hành vi hưng cảm

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chứng hưng cảm?

Trong lần gặp đầu, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu thông tin về bệnh sử cũng như kiểm tra thể chất người bệnh. Người bệnh cần liệt kê cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang dùng – cả kê đơn và không kê đơn cũng như bất kỳ chất kích thích bất hợp pháp nếu có.

Việc chẩn đoán bệnh có thể phức tạp vì người bệnh có thể không nhận thức được một số triệu chứng để xác định thời gian. Ngoài ra, nếu người bệnh bị trầm cảm nhưng bác sĩ không biết về hành vi hưng cảm thì người bệnh có thể dễ bị chẩn đoán nhầm.

Ngoài ra, các tình trạng về sức khỏe khác cũng có thể gây ra chứng này. Một số trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ra các triệu chứng “bắt chước” hưng cảm nhưng thực tế thì không phải.

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 1 tuần để bác sĩ xác định chúng là hưng cảm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng buộc phải nhập viện thì người bệnh cần được chẩn đoán nhanh hơn.

Những phương pháp điều trị chứng hưng cảm

Người mắc chứng này cần được nhanh chóng làm dịu bớt cơn hưng cảm bằng cách tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh một cách nhẹ nhàng, khéo léo, tế nhị, tránh những lời nói có thể làm kích thích tăng thêm trạng thái hưng cảm. Người thân cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn để có hướng điều trị phù hợp. Trong trường hợp nặng, người bệnh phải được điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần.

Để điều trị, bác sĩ có thể kê toa kết hợp liệu pháp tâm lý cũng như dùng thuốc. Thuốc có thể bao gồm thuốc ổn định tâm trạng và thuốc chống loạn thần.

Người bệnh có thể cần phải thử một vài loại thuốc khác nhau trước để tìm loại phù hợp nhất cho phác đồ điều trị các triệu chứng một cách hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Ngay cả khi gặp tác dụng phụ từ thuốc, việc ngừng dùng thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ là điều nguy hiểm. Trong trường hợp này, hãy thông báo cho bác sĩ để nhanh chóng có phương án xử lý thay thế.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất