Tinh dầu hoa anh thảo là gì? Công dụng & liều dùng • Hello Bacsi

Related Articles

• Bệnh chàm: Bạn uống mỗi lần 1 đến 4 viên nang (mỗi viên chứa 360 mg axit linoleic và 40 đến 45 mg GLA), 2 lần mỗi ngày trong 12 tuần. Ngoài ra, bạn uống thêm 4 đến 12 viên nang (mỗi viên chứa 500 mg dầu hoa anh thảo) chia 2 liều, uống trong 5 tháng. Bạn cũng có thể chọn uống tinh dầu này với liều 0,5g/kg trong 3 đến 16 tuần. Nếu là dùng thảo dược thoa lên da, bạn có thể thoa dầu hoa anh thảo 20% lên da 2 lần mỗi ngày trong 4 tháng và thoa lên cánh tay trong 2 tuần.

• Tăng cholesterol: Bạn uống mỗi lần 4 viên nang, 3 lần mỗi ngày trong 16 tuần. Ngoài ra, bạn uống thêm mỗi lần 1,5 đến 2 g tinh dầu, 2 lần mỗi ngày trong 1 đến 3 tháng.

• Bệnh gan: Bạn uống mỗi lần 2g Efamol®, 2 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

• Hội chứng tiền mãn kinh: Bạn uống mỗi lần 500 đến 6.000 mg chiết xuất hoa anh thảo hoặc 6 đến 12 viên nang, 1 đến 4 lần mỗi ngày trong 10 tháng.

• Bệnh lupus: Bạn uống 5g tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày.

• Viêm khớp dạng thấp: Bạn uống 540 đến 6.000 mg và 20 đến 30 ml dầu hoa anh thảo mỗi ngày trong 3 đến 12 tháng.

• Tâm thần phân liệt: Bạn uống 6 đến 8g tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày chia thành nhiều liều. Bạn uống 8 viên nang Efamol® mỗi ngày trong 2 đến 4 tháng.

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe tim mạch, bạn nên uống 10 đến 30 ml tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày trong 4 tháng, kèm 3g linoleic – GLA mỗi ngày trong 2 tháng.

Liều dùng dầu hoa anh thảo cho trẻ em

Liều thông thường cho trẻ em bị bệnh:

Nếu trẻ bị chàm, bạn nên cho con uống 1 đến 12 viên nang mỗi ngày trong 1 liều đơn hoặc chia nhiều liều, uống trong 5 tháng, tối đa 0,5g/kg mỗi ngày.

Nếu trẻ bị tiểu đường, bạn nên cho con uống 2 đến 4 viên nang Efamol® mỗi ngày trong 4 đến 8 tháng.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Cách dùng tinh dầu hoa anh thảo

Bạn nên sử dụng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thảo dược chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thảo dược với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thảo dược, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ của dầu hoa anh thảo

cô gái buồn nôn

Dầu hoa anh thảo có thể gây một số tác dụng phụ, bao gồm:

  • Tím tái
  • Co giật
  • Yếu cơ
  • Mê sảng
  • Đau bụng
  • Nghẹt thở
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Co thắt phế quản
  • Vấn đề về hô hấp
  • Thở nhanh kèm suy hô hấp nặng

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng tinh dầu hoa anh thảo

lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất