Hội chứng đầu phẳng ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

4. Trẻ nằm ngửa khi ngủ

Nhiều bà mẹ cho bé nằm ngửa khi ngủ để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh nằm ngửa lại có mối quan hệ “khăng khít” với hội chứng đầu phẳng.

5. Những loại đồ dùng tiện lợi cho trẻ

Đai địu trẻ, ghế an toàn dành cho trẻ sơ sinh, ghế ngồi ở xe hơi cho bé… là những vật dụng đều yêu cầu đầu của trẻ phải tựa hoặc ép lên một bề mặt nào đó. Điều này làm cho trẻ có nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng.

Việc sử dụng những vật dụng này vô cùng tiện lợi cho mẹ và an toàn cho bé. Nhưng bạn cần lưu ý là nếu để trẻ ngủ một thời gian dài trong những vật dụng này, con bạn có nguy cơ bị hội chứng đầu phẳng cao hơn.

6. Chứng vẹo cổ (Torticollis)

Torticollis là một tình trạng ảnh hưởng đến cơ cổ khiến đầu nghiêng sang một bên hoặc gục xuống. Đối với tình trạng này, một trong các cơ cổ ngắn hơn cũng bị co chặt hơn khiến trẻ giữ cổ ở một vị trí nhất định.

Cũng giống như việc cho trẻ nằm ngửa, chứng vẹo cổ cũng đi đôi với hội chứng đầu phẳng. Theo quan sát, có đến 85% trẻ sơ sinh mắc hội chứng đầu phẳng kèm thêm chứng vẹo cổ.

Những dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng

Các dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng sẽ thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu của tình trạng này:

  • Xuất hiện các bề mặt phẳng ở mặt trước, mặt bên hoặc mặt sau của đầu em bé.
  • Một điểm hói sẽ xuất hiện trong khu vực bị ảnh hưởng trên đầu trẻ.
  • Hình dáng của đầu có thể không cân xứng hoặc bị nghiêng về một phía.
  • Tai sẽ không đều nhau nếu quan sát kỹ, một bên tai sẽ cao hơn hoặc có thể nhô ra phía trước nhiều hơn tai còn lại.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, đầu của trẻ có thể không phát triển theo đúng như tự nhiên. Có thể có những nếp cứng hoặc vân dọc theo hộp sọ, hay thậm chí là không có những điểm mềm trên đầu trẻ sơ sinh. Các đặc điểm trên khuôn mặt có thể không đồng đều hay có thể có những khuyết điểm khác.

Làm sao để biết được hộp sọ của trẻ đang gặp vấn đề?

hội chứng đầu phẳng ở trẻ bác sĩ kiểm tra 220765612

Chúng ta cũng biết một điều rằng hộp sọ của trẻ sơ sinh rất mềm mại, đang trải qua các giai đoạn phát triển và đồng thời tiếp tục phát triển, thay đổi hình dạng theo thời gian.

Cha mẹ cũng có thể dễ dàng xác định xem đầu của trẻ có phát triển hay không bằng việc nhờ bác sĩ đo vòng đầu của bé trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp phát hiện ra những bất thường ở trẻ.

Thực tế là không cần phải thực hiện nhiều thử nghiệm trong việc xác định xem trẻ có mắc hội chứng đầu phẳng hay không. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, bác sĩ sẽ chỉ định bé chụp X-quang hoặc quét CT để có thể xác định chính xác.

Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em (hay còn gọi là tật hẹp sọ – Craniosynostosis) là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi các đường khớp sọ dính với nhau sớm (đóng sớm) cũng có thể được xác định lúc này, mặc dù trong hầu hết các trường hợp nó được loại trừ vì hiếm khi xảy ra.

Làm thế nào để điều trị hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh?

Các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị tùy theo lứa tuổi của con bạn và mức độ nghiêm trọng của ca bệnh. Phương pháp phục hồi được khuyến cáo cho trẻ nhỏ và những người mắc bệnh thể nhẹ. Đối với một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị chỉnh hình sọ, trong đó trẻ sẽ được đeo mũ bảo hiểm hoặc mũ trùm đầu.

1. Phương pháp phục hồi

Trong trường hợp này, bạn phải tiếp tục thay đổi vị trí của con để tránh gây quá nhiều áp lực lên phần bị dẹt. Một số cách mà bạn có thể làm là:

  • Khi bé phải ngồi, tránh để bé ngồi trên ghế ô tô hoặc đai địu trẻ quá lâu vì đầu bé sẽ ở yên một chỗ.
  • Vào giờ ngủ trưa hoặc lúc đi ngủ, hãy thường xuyên thay đổi tư thế nằm của con.
  • Trong khi cho con bú, hãy luân phiên cho bú ở hai bên bầu vú để đầu bé không phải chịu áp lực ở cùng bên nhiều lần. Nếu bé bú bình, bạn nên thường xuyên thay đổi vị trí của con.
  • Lúc trẻ đang thức, bạn có thể để con nằm sấp dưới sự giám sát cẩn thận của bạn.
  • Một số liệu pháp vật lý trị liệu có thể được bác sĩ chỉ định để đảm bảo rằng cơ cổ con của bạn khỏe mạnh. Chúng phải được thực hiện thường xuyên và nhẹ nhàng nhất có thể.

2. Trị liệu chỉnh hình sọ

Nếu tất cả các biện pháp trên không thành công thì bạn sẽ cần phải suy nghĩ về liệu pháp chỉnh hình sọ. Trẻ chỉnh hình sọ sẽ cần đội mũ bảo hiểm hoặc đeo băng buộc đầu trong khoảng 23 giờ mỗi ngày. Đây là những tùy chỉnh được thực hiện cho mỗi đứa trẻ để điều chỉnh về hình dáng đúng của đầu.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất