Hình phạt time-out: Phương pháp dạy con không đòn roi • Hello Bacsi

Related Articles

Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích xoay quanh phương pháp dạy con không đòn roi này cùng cách thức áp dụng và những giải đáp thường gặp.

Phương pháp time-out là gì?

Time-out là phương pháp dạy con không đòn roi, mục đích của hình phạt này là tách trẻ ra khỏi tình huống gây phiền nhiễu. Điều này giúp bé trấn tĩnh, suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học để không tiếp tục phạm lỗi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với trẻ từ 3–5 tuổi, khi trẻ bắt đầu có nhận thức căn bản giữa đúng – sai.

Thực tế là cách phạt úp mặt vào tường, phạt quỳ gối hay phạt đứng trong góc nhà mà nhiều gia đình Việt đang áp dụng cũng tương tự như hình phạt time-out.

Nguyên tắc khi áp dụng hình phạt time-out

Khi đang chịu phạt, bé không được phép trò chuyện với bất cứ ai, không được làm gì kể cả việc đi vệ sinh hay uống nước. Time-out giống như một hình thức cô lập trẻ trong thời gian ngắn, mang ý nghĩa là nếu phạm lỗi, con sẽ bị phạt và không được chơi với ai, kể cả đồ chơi.

Khi áp dụng hình thức time-out hay cách dạy con không đòn roi, bạn phải thật kiên nhẫn vì cách dạy con này tốn khá nhiều thời gian. Theo một số bậc cha mẹ chia sẻ, cách dạy con không đòn roi này rất hữu ích trong việc uốn nắn những hành vi chưa đúng chuẩn của trẻ.

Cách thực hiện hình phạt time-out

Khi áp dụng hình phạt time-out đối với trẻ, bạn nên:

1. Răn đe và cảnh báo trước thật cụ thể

hình phạt time-out: cách dạy con không đòn roi

Nếu bé quấy nhiễu, bạn không nên phạt con ngay mà hãy răn đe và cảnh báo trước cho bé hiểu nếu còn tiếp tục hành vi này, con sẽ bị phạt. Nếu sau 2 lần răn đe mà trẻ vẫn tiếp tục, bạn hãy nghiêm khắc thông báo: con phải bị phạt và đưa bé vào chỗ đã được quy định trước. Trường hợp bạn đưa ra lời cảnh báo và bé biết dừng lại đúng lúc, đừng ngại ngần khen ngợi trẻ.

Nếu trẻ đưa ra lời xin lỗi hay khóc lóc sau khi bạn đã tuyên bố con phải chịu phạt, bạn không nên chấp nhận. Hãy nghiêm khắc yêu cầu trẻ thực hiện hình phạt.

2. Thời gian chịu phạt

Thời gian bị phạt nên tính theo phút, mỗi một tuổi tương ứng với 1 phút chịu phạt. Bạn nên dùng đồng hồ đếm ngược để theo dõi thời gian chịu phạt của bé. Nếu hết thời gian phạt, bé lại lặp lại hành vi cũ, bạn cần nói rõ với con rằng mình không chấp nhận hành vi không đúng này của trẻ và phạt con lại từ đầu.

Lưu ý là số lần phạt trong ngày không nên nhiều quá (khoảng 20 lần) sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Trong thời gian bị phạt, nếu bé tự ý rời vị trí hoặc tìm mọi cách để gây chú ý, bạn chỉ nên giữ im lặng và tỏ thái độ nghiêm khắc, đưa trẻ về chỗ phạt và tính giờ lại từ đầu.

3. Vị trí chịu phạt

Vị trí để thực thi hình phạt time-out cần chọn nơi càng ít người qua lại càng tốt, không có đồ chơi, truyện tranh, tivi, không có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, không gần chỗ nằm của thú cưng… Mục đích là làm cho trẻ chán với vị trí này và buộc phải suy nghĩ về những gì được nhắc nhở để từ đó tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất