Gây mê toàn thân: Tìm hiểu về quy trình và các rủi ro • Hello Bacsi

Related Articles

Tìm hiểu chung

Gây mê toàn thân là gì?

Gây mê là một kỹ thuật sử dụng phối hợp các thuốc để đưa bạn về trạng thái giống như đang ngủ trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa nào đó. Sau khi gây mê toàn thân, bạn hoàn toàn không còn cảm nhận được cảm giác đau đớn vì đã hoàn toàn bất tỉnh, mất ý thức.

Quá trình gây mê thường sử dụng phối hợp giữa thuốc tiêm tĩnh mạch và khí hít (thuốc gây mê). Bạn sẽ có cảm giác như ngủ thiếp đi nhưng khi đó, não bộ bị ức chế để không còn phản ứng với tín hiệu đau hoặc phản xạ.

Bác sĩ tiến hành gây mê phải được chứng nhận đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực gây mê – hồi sức. Trong quá trình này, họ sẽ luôn theo dõi các chức năng quan trọng của cơ thể và kiểm soát hơi thở.

Khi nào cần thực hiện gây mê toàn thân?

Bác sĩ gây mê cùng với bác sĩ chủ trị sẽ cùng bàn luận và thống nhất cách gây mê tốt nhất cho bạn dựa trên loại phẫu thuật cần thực hiện, sức khỏe tổng thể và ý kiến của bạn. Một số phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa yêu cầu phải gây mê toàn thân trước khi thực hiện bởi vì quá trình đó có thể:

  • Mất nhiều thời gian
  • Gây mất nhiều máu sau khi thực hiện
  • Tiến hành trong môi trường lạnh
  • Ảnh hưởng đến hơi thở (đặc biệt là các phẫu thuật ở lồng ngực hoặc phần bụng trên)

Các hình thức gây tê cục bộ (gây tê tại chỗ) hay gây tê vùng có thể không phù hợp cho những thủ thuật y khoa trên.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG)

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi gây mê toàn thân

Khi gây mê, các cơ ở đường tiêu hóa và đường hô hấp sẽ giãn ra, giữ cho thức ăn, axit dạ dày không đi từ dạ dày lên phổi. Do đó, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tránh ăn uống trong một khoảng thời gian trước khi phẫu thuật.

Bạn có thể cần ngưng sử dụng một thuốc, chẳng hạn như aspirin hay các thuốc chống đông máu trong ít nhất một tuần trước khi phẫu thuật. Nguyên nhân là do các thuốc này có khả năng gây ra biến chứng trong khi phẫu thuật.

Một số vitamin và thảo dược, như nhân sâm, tỏi, bạch quả, St. John’s wort… cũng có khả năng gây ra biến chứng trong khi phẫu thuật. Vậy nên, hãy thông báo đầy đủ cho bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như các sản phẩm mà bạn đang sử dụng.

Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, hãy thông báo với bác sĩ vì sẽ cần thay đổi liều lượng thuốc điều trị trong thời gian nhịn ăn. Trường hợp bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ, đừng quên nhắc nhở bác sĩ để họ theo dõi cẩn thận hơi thở của bạn trong quá trình phẫu thuật.

Một số ít trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo sau khi đã gây mê toàn thân và trải nghiệm các cảm giác trong khi thực hiện phẫu thuật. Đây là một điều ngoài ý muốn có thể xảy ra với tỷ lệ ước tính khoảng 1–2 trên 1.000 trường hợp.

Do thuốc giãn cơ được dùng trước khi phẫu thuật nên người bệnh sẽ không thể cử động hay nói chuyện để thông báo với bác sĩ họ vẫn còn nhận thức hoặc cảm nhận được cơn đau. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý lâu dài, tương tự như rối loạn căng thẳng sau chấn thương ở một số người.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất