Đường huyết cao có phải bị tiểu đường? • Hello Bacsi

Related Articles

Vậy đường huyết cao có phải bị tiểu đường? Cần làm gì nếu bị tăng đường huyết? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho bạn.

Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?

Đường huyết của một người được cho là cao khi chỉ số lúc đói trên 125 mg/dL hoặc trên 180 mg/dL sau khi ăn 1 – 2 giờ. Tình trạng này là đặc trưng của bệnh tiểu đường tất cả các tuýp.

  • Tiểu đường tuýp 1: các tế bào beta ở đảo tụy làm nhiệm vụ sản xuất hormone insulin – hormone đưa đường glucose từ máu vào tế bào để tiêu thụ và tạo ra năng lượng cho cơ thể – bị phá hủy. Vì vậy, chúng không thể sản xuất đủ insulin cho cơ thể, khiến đường glucose nằm lại trong máu và chỉ số đường huyết tăng cao.
  • Tiểu đường tuýp 2: insulin vẫn được sản xuất đầy đủ, nhưng nó lại không hoạt động đúng cách. Kết quả vẫn là glucose không được vận chuyển vào trong tế bào và đường huyết tăng lên.
  • Tiểu đường thai kỳ: sự thay đổi trong thai kỳ khiến hoạt động của insulin bị cản trở và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường cho một số phụ nữ.

Đường trong máu có nguồn gốc từ thức ăn và một phần khác là do gan sản xuất. Ngoài bệnh tiểu đường, vẫn có rất nhiều lý do khác khiến cho quá trình sản xuất insulin, sản xuất glucose của gan hoặc vận chuyển đường vào tế bào gặp trục trặc. Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không thì câu trả lời là CHƯA CHẮC.

Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường

Đường huyết cao không phải bị tiểu đường thì do đâu?

Tình trạng tăng đường huyết cấp tính có thể xảy ra đột ngột khi một người bị bệnh như viêm tụy cấp hoặc bị chấn thương nặng.

Đường huyết cao diễn ra trong thời gian dài hơn thường do một bệnh mạn tính gây ra, chẳng hạn như viêm tụy mạn tính, xơ gan, hội chứng Cushing, bệnh to đầu chi; người mới trải qua cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, người bị nhiễm trùng nặng.

Tăng đường huyết nguy hiểm như thế nào?

Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngăn cản quá trình lành bệnh. Vì vậy, bạn rất khó để kiểm soát tình trạng của mình, nhất là khi có chấn thương.

Bên cạnh đó, tăng đường huyết không được điều trị có thể làm hỏng các dây thần kinh, mạch máu, mô và các cơ quan trong cơ thể. Nếu tổn thương xảy ra tại động mạch, nguy cơ đau tim và đột quỵ của bạn sẽ tăng lên. Còn hư hại dây thần kinh thì dẫn tới những vấn đề về tim mạch, dạ dày, mắt, thận, thần kinh ngoại biên (thường ở tay chân là rõ nhất)…

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất