Móng tay bị gãy: Chuyện nhỏ hay dấu hiệu cảnh báo bệnh tật? • Hello Bacsi

Related Articles

Nếu móng tay thường xuyên bị gãy hoặc dễ bị tách đôi, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giới thiệu với bạn một vài nguyên nhân có thể khiến móng tay, móng chân trở nên dễ gãy.

1. Lão hóa

Lý do phổ biến nhất có thể khiến móng tay bị gãy chính là lão hóa, một quá trình có thể xảy ra với tất cả mọi người. Khi lớn tuổi, móng tay của bạn trở nên mỏng và dễ bị gãy hơn. Điều này thường gặp nhất ở phụ nữ trên 60 tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến ngay cả nam giới.

Vậy còn trong trường hợp móng tay hay bị xước là bệnh gì? Nếu móng tay bị gãy, xước do lão hóa khi lớn tuổi, bạn cũng có thể bị xước măng rô. Đây là tình trạng thường gặp khi các vùng da quanh móng tay và móng chân bị bong, xước thành nhiều sợi nhỏ.

Bạn không thể đảo ngược quá trình lão hóa nhưng có thể chăm sóc móng để chúng khỏe hơn. Trước khi đi ngủ, bạn có thể bôi một ít kem urê hoặc dầu khoáng lên móng tay và vùng da quanh móng, sau đó đeo găng tay làm bải vải bông vào để giúp chúng phát huy tác dụng tốt hơn. Bạn cũng có thể bôi kem và dầu khoáng vào ban ngày, sau khi rửa tay hoặc tắm xong. Nếu biện pháp này không có tác dụng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Dùng các sản phẩm gây hại cho móng

móng tay bị gãy do dùng các sản phẩm gây hại

Sơn móng tay và nước tẩy sơn móng đều chứa các hóa chất mạnh. Nếu bạn sử dụng thường xuyên, thì rất có khả năng chúng có thể làm móng tay của bạn bị khô và yếu đi, từ đó dẫn đến tình trạng móng tay bị gãy hoặc bị tách. Chất keo và thuốc nhuộm trong móng tay giả cũng có thể tác động xấu đến móng của bạn.

Nếu các sản phẩm làm đẹp móng là lý do khiến móng tay của bạn bị gãy, bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Móng đổi màu, thông thường sẽ khiến móng tay bị ngả vàng
  • Móng tay xỉn màu

Để ngăn ngừa nguy cơ gãy móng, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm làm móng có chứa toluene và formaldehyd, vì đây là hai hóa chất cực kì mạnh. Để giúp móng chắc khỏe hơn, bạn có thể uống các sản phẩm bổ sung vitamin B. Các loại vitamin B này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của móng tay, từ đó giúp móng cứng và khỏe hơn. Tuy nhiên, các loại vitamin này có thể không phù hợp đối với phụ nữ có thai, vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi có ý định sử dụng. Nếu tình trạng móng gãy kéo dài hơn 6 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu.

3. Tay thường xuyên ướt

Nếu tay của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với nước thì móng tay rất dễ xuất hiện tình trạng nứt gãy. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể gặp thêm một vài triệu chứng khác như:

  • Móng tay trở nên mỏng hơn
  • Gãy móng tay xảy ra thường xuyên hơn vào mùa đông

Các loại kem dưỡng có chứa lanolin hoặc axit alpha hydroxy (AHA) có thể giúp chăm sóc móng tay của bạn tốt hơn. Một số người sử dụng thêm sơn móng tay trong suốt để bảo vệ móng không bị gãy. Nếu bạn phải tiếp xúc với nước thường xuyên, hãy đeo găng tay cao su có lót một lớp bông bên trong để giúp ngăn ngừa tình trạng gãy móng. Bạn cũng nên giũa phẳng các vết xước hoặc các cạnh không đều nhau trên móng tay để hạn chế việc chúng bị gãy.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất