Điều trị ngăn chặn dậy thì sớm bằng liệu pháp hormone có an toàn không?

Related Articles

Việc bị dậy thì sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển thể chất của trẻ khi trưởng thành. Điều đáng chú ý là tình trạng này đang ngày càng phổ biến và rút ngắn độ tuổi dậy thì đối với trẻ em trên thế giới, trong đó có trẻ em Việt Nam. Do đó, nhiều cha mẹ hiện nay đang ngày càng quan tâm hơn đến các phương pháp điều trị ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ em, đặc biệt là liệu pháp hormone.

Thực tế là việc ứng dụng liệu pháp hormone để làm chậm quá trình dậy thì ở trẻ có hiệu quả và an toàn không? Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này.

Dậy thì sớm ở trẻ và các dấu hiệu giúp bạn nhận biết

Dậy thì là giai đoạn cơ thể trưởng thành về mặt sinh dục và bắt đầu có khả năng sinh sản. Trong trường hợp trẻ dậy thì sớm thì đây là tình trạng mà các đặc tính sinh dục phát triển sớm hơn so với bình thường. Bao gồm các dấu hiệu như:

Đối với bé gái:

  • Phát triển ngực trước 8 tuổi.
  • Bắt đầu có kinh nguyệt trước 10 tuổi.
  • Tăng trưởng chiều cao nhanh chóng trước 7 hoặc 8 tuổi.

Đối với bé trai, các dấu hiệu dậy thì sớm thường xảy ra trước 9 tuổi, bao gồm:

  • Phát triển tinh hoàn hoặc dương vật.
  • Tăng trưởng chiều cao đột biến.
  • Vỡ giọng khiến giọng nói trầm hơn.

Đối với cả bé trai lẫn bé gái, những dấu hiệu sau đây cũng được xem là trẻ đang dậy thì sớm:

  • Phát triển lông mu, lông dưới cánh tay hoặc trên khuôn mặt.
  • Cơ thể bắt đầu có mùi.
  • Nổi mụn.
  • Về mặt tâm lý và hành vi, trẻ thường hay xấu hổ, thậm chí là có sự cáu kỉnh, nổi loạn của tuổi dậy thì và không phù hợp với độ tuổi hiện tại.

Phương pháp điều trị ngăn chặn dậy thì sớm bằng hormone

ngăn chặn dậy thì sớm

Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể giúp con ngăn chặn dậy thì sớm bằng cách đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa có chuyên môn về rối loạn nội tiết ở trẻ em. Trong đó thì mục tiêu của việc điều trị thường bao gồm:

  • Làm chậm hoặc thậm chí là đảo ngược sự phát triển các đặc tính sinh dục quá sớm ở trẻ.
  • Ngăn chặn hệ xương trưởng thành quá nhanh khiến tầm vóc trẻ bị hạn chế khi lớn hơn.
  • Đối với bé gái, điều trị ngăn chặn dậy thì sớm sẽ kìm hãm sự phát triển thể chất quá nhanh nhằm hạn chế việc có kinh sớm.

Việc điều trị dậy thì sớm sẽ có 2 cách tiếp cận là điều trị dựa trên nguyên nhân về bệnh lý (nếu có) và dùng thuốc để làm giảm hormone sinh dục khiến trẻ phát triển quá sớm. Tuy nhiên, thông thường thì việc điều trị bằng liệu pháp hormone để ngăn chặn dậy thì sớm là phổ biến hơn cả. Trong đó, loại thuốc được ứng dụng nhiều hiện nay là GnRH (GnRHa) và LHRH (Luteinizing Hormone Releasing Hormone).

Đây là các hormone được tổng hợp nhân tạo, dùng để tiêm với liệu trình 4 tuần/1 lần hoặc cấy ghép với liệu trình 12 tháng/1 lần nhằm ngăn cơ thể sản xuất hormone sinh dục khiến trẻ em dậy thì sớm. Trong hầu hết trường hợp, kết quả của việc điều trị ngăn chặn dậy thì sớm bằng liệu pháp hormone thường rất khả quan:

  • Đối với bé gái, kích thước vòng 1 có thể giảm. Đối với bé trai, dương vật và tinh hoàn có thể co lại về kích thước phù hợp với độ tuổi.
  • Tăng trưởng chiều cao cũng sẽ chậm lại và đạt tốc độ giống như một đứa trẻ bình thường trước tuổi dậy thì.
  • Về mặt tâm lý, trẻ sau khi điều trị ngăn chặn dậy thì sớm có thể giảm bớt căng thẳng và kỳ thị từ bạn bè đồng trang lứa. Từ đó giúp hành vi của trẻ trở lại phù hợp với lứa tuổi hơn.

Điều trị dậy sớm bằng liệu pháp hormone có an toàn?

ngăn chặn dậy thì sớm

Tình trạng trẻ em dậy thì sớm khiến nhiều cha mẹ hoang mang. Cùng với đó là những lo lắng về độ an toàn, hiệu quả của phương pháp điều trị ngăn chặn dậy thì sớm bằng hormone. Tuy nhiên, sự thật là phương pháp điều trị này đã có từ rất lâu và cũng đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm. Các dữ liệu nghiên cứu về thuốc ngăn chặn dậy thì sớm đều cho thấy:

  • Những đặc tính sinh dục của tuổi dậy thì sẽ bắt đầu phát triển trở lại trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau khi trẻ ngưng điều trị GnRHa.
  • Người dùng thuốc vẫn có chức năng sinh sản bình thường sau khi ngưng điều trị.
  • Việc tiêm hormone sẽ không ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe hệ xương và khả năng trao đổi chất của trẻ.
  • Ngoài ra, một nghiên cứu đã phát hiện ra việc điều trị GnRHa trước 6 tuổi còn giúp trẻ đạt được chiều cao vượt trội hơn so với trẻ không điều trị.

Việc điều trị ngăn chặn dậy thì sớm bằng liệu pháp hormone là điều cần thiết. Song song đó thì bạn cũng nên cho trẻ ăn uống khoa học, lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đảm bảo tốc độ phát triển bình thường, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỗ trợ con về mặt tâm lý để trẻ không mặc cảm khi dậy thì sớm. Chẳng hạn như bạn có thể lắng nghe tâm sự, chia sẻ cùng con về các vấn đề mà trẻ đang gặp phải, cần tránh nhận xét tiêu cực về ngoại hình của con và nên động viên trẻ phát huy điểm mạnh của mình nhé!


Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất