COVID-19 tác động đến cơ thể con người như thế nào? • Hello Bacsi

Related Articles

Khi bất kỳ loại virus nào xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ tìm kiếm các tế bào có protein bên ngoài được gọi là thụ thể. Khi virus tìm thấy một thụ thể tương thích trên một tế bào, nó có thể tiến hành thâm nhập. Một số virus rất kén chọn về con đường tấn công còn số khác thì lại “dễ dãi” hơn khi “dễ dàng thâm nhập vào tất cả các loại tế bào”, bà Anna Suk-Fong Lok, trợ lý trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Michigan, cựu chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu về Bệnh gan Hoa Kỳ, cho biết.

Cả virus gây SARS và MERS đều có thể tấn công vào các tế bào lót trong ruột non và ruột già. Những phản ứng viêm tại đây gây ra các kích ứng mạnh mẽ khiến người bệnh bị tiêu chảy. Các nhà nghiên cứu tin rằng virus gây bệnh COVID-19 sử dụng cùng một thụ thể như SARS, do đó chúng có thể hiện diện trong phổi và ruột non của người bệnh.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học New England và một nghiên cứu về medRxiv tiến hành trên 1.099 trường hợp cũng tìm thấy virus trong mẫu phân. Phát hiện này đặt ra giả thuyết COVID-19 có thể lây lan qua tiếp xúc phân người bệnh nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận.

Bạn có thể quan tâm: Các dưỡng chất giúp bạn tăng khả năng phòng ngừa lây nhiễm virus corona

Phản ứng từ hệ miễn dịch

Do phản ứng miễn dịch quá mức đã được đề cập bên trên, virus SARS-CoV-2 cũng có thể gây ra nhiều vấn đề ở các hệ thống khác của cơ thể. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 92% người bệnh mắc MERS xuất hiện ít nhất 1 dấu hiệu khác ngoài các vấn đề về phổi. Trên thực tế, cả 3 chủng virus gây SARS, MERS và COVID-19 đều có tác động toàn thân: làm men gan tăng cao, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm, huyết áp thấp. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân bị tổn thương thận cấp và ngưng tim.

Tuy vậy, theo nhà virus học và nghiên cứu khoa học Angela Rasmussen (Đại học Y tế Công cộng Mailman), đây không hẳn là dấu hiệu cho thấy bản thân virus đang lây lan khắp cơ thể vật chủ mà có thể là do hội chứng bão cytokine.

Cytokine là các protein được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch và đóng vai trò dẫn đường cho các tế bào miễn dịch đến vị trí nhiễm trùng để tiêu diệt các mô bệnh, làm lành tổn thương. Tuy nhiên, nếu cytokine được giải phóng quá nhiều thì tác hại lại khôn lường. Các tác động của hội chứng bão cytokine có thể lan rộng ra khỏi khu vực phổi. Hội chứng gây ra tình trạng viêm làm suy yếu các mạch máu phổi và khiến dịch lỏng thấm qua các túi khí.

“Về cơ bản, người bệnh có thể bị xuất huyết nội”, bà Rasmussen cho biết. Sỡ dĩ bệnh được gọi là hội chứng bão cytokine vì tình trạng này sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề mang tính hệ thống ở đa cơ quan.

Con người dựa vào hệ miễn dịch để đối phó với các mối đe dọa ngoại lai. Đôi khi, cơ thể chúng ta không chỉ nhắm mục tiêu vào các tế bào bị nhiễm bệnh mà còn tấn công phải các mô khỏe mạnh khiến tình trạng bệnh có thể chuyển biến xấu hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất ở người mắc COVID-19, phản ứng cytokine kết hợp với khả năng bơm oxy đi khắp cơ thể bị giảm có thể dẫn đến suy đa tạng. Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao bệnh lại dẫn đến các biến chứng ngoài phổi. Có một giả thuyết có thể cân nhắc đó là tác động của COVID-19 có liên quan với các tình trạng bệnh nền như bệnh tim hoặc tiểu đường.

Tổn thương gan

Khi virus lây lan từ hệ hô hấp, gan thường là bộ phận cuối chịu tổn thương. Dấu hiệu tổn thương gan được ghi nhận trong các trường hợp mắc SARS, MERS và COVID-19 thường nhẹ nhưng vẫn có ca tổn thương gan nghiêm trọng hơn, thậm chí là suy gan. “Một khi virus đã đi vào đường máu, chúng có thể theo máu đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Gan là bộ phận có kết nối nhiều mạch máu do đó sẽ là điểm đến thuận lợi cho virus corona chủng mới này”, chuyên gia Anna Suk-Fong Lok của Đại học Michigan (Mỹ) giải thích.

Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể mà thôi.

Ở một cơ thể bình thường, các tế bào gan liên tục chết đi và giải phóng các enzyme vào máu, sau đó gan nhanh chóng tái tạo các tế bào mới và tiếp tục chức năng thường ngày. Vì quá trình tái tạo đó, gan có thể chịu được rất nhiều tổn thương.

Nồng độ enzyme trong máu cao bất thường (men gan cao) là một dấu hiệu cảnh báo. Đây cũng là tình trạng chung của người mắc SARS và MERS. Các nhà khoa học không thực sự hiểu rõ cách thức loại virus đường hô hấp này tác động như thế nào đến gan. Có khả năng chúng lây nhiễm trực tiếp vào gan, sao chép, nhân lên và tiêu diệt các tế bào. Trong một số trường hợp, những tế bào đó cũng có thể bị tổn thương do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus dẫn đến phản ứng viêm nghiêm trọng ở gan.

COVID-19 tác động đến gan

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất