Cơn đau quặn mật • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây cơn đau quặn mật?

Các nguyên nhân chính gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng. Có hai nguyên nhân chính gây đau hoặc bắt nguồn từ túi mật hay liên quan trực tiếp đến túi mật, bao gồm:

  • Sỏi mật gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn bất kỳ ống dẫn mật nào
  • Sỏi bùn đặc và/hoặc tình trạng viêm có thể kèm theo kích ứng hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh, tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn mật dẫn đến chèn ép và thiếu máu cục bộ (nguồn cung cấp máu không đủ do tắc nghẽn các mạch máu trong khu vực).

Sỏi mật thường hình thành trong túi mật, nhưng cũng có thể hình thành trong bất kỳ ống dẫn nào. Khi túi mật co bóp (bởi cơ), mật thường đi qua các ống dẫn vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu có sỏi mật hoặc sỏi bùn đặc, chúng có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn và chèn ép lên mô xung quanh, đôi khi đủ gây thiếu máu cục bộ. Các vấn đề khác như chấn thương có thể gây cơn đau quặn mật. Nhiễm trùng đường mật và túi mật thường xảy ra sau khi tắc sỏi mật cũng có thể gây đau.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cơn đau quặn mật?

Bệnh sử và khám sức khỏe giúp thiết lập chẩn đoán ban đầu. Dấu hiệu của Murphy (đau hoặc ngừng thở tạm thời khi nhấn sâu dưới sườn phải) là dấu hiệu đặc trưng phỏng đoán cho hơn 95% trường hợp viêm túi mật cấp tính. Một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như xét nghiệm chức năng gan, lipase, amylase, công thức máu đầy đủ (CBC) và chụp X-quang bụng được thực hiện để xác định nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau. Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật và chụp CT có thể xác định các thay đổi cấu trúc của cơ quan. Quét HIDA (sử dụng vật liệu phóng xạ) có thể đo túi mật rỗng trong khi xét nghiệm ERCP sử dụng ống nội soi để đưa thuốc nhuộm vào ống tụy, túi mật và gan. Chụp cộng hưởng từ (MRI) đôi khi được sử dụng để kiểm tra chi tiết cấu trúc của các cơ quan (gan, túi mật và tuyến tụy). Các xét nghiệm khác cũng có thể được cân nhắc. Kết quả của các xét nghiệm này giúp xác định vấn đề và thiết lập chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cơn đau quặn mật?

Nếu bạn không bị cơn đau quặn mật (ngay cả khi bạn có sỏi mật nhưng không bao giờ bị đau), bạn không cần điều trị. Một số bệnh nhân có một hoặc hai cơn đau có thể lựa chọn không điều trị. Đau khi bị tấn công cấp tính thường được điều trị bằng morphin. Các phương pháp điều trị y khoa bao gồm:

  • Liệu pháp muối mật (<50% hiệu quả)
  • Ursodiol (ví dụ Actigall)
  • Tán sỏi
  • Lithotripsy (sóng xung kích).

Việc điều trị dứt khoát là loại bỏ túi mật (và/hoặc tắc nghẽn sỏi mật) bằng phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được lựa chọn là phẫu thuật nội soi. Túi mật được lấy ra qua các vết rạch nhỏ ở vùng bụng bằng các dụng cụ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật rộng hơn. Thông thường, đa số hồi phục tốt khi túi mật được lấy ra trừ khi có nguyên nhân tiềm ẩn có biểu hiện tương tự cơn cơn đau quặn mật (ví dụ như rối loạn vận động đường mật, rối loạn vận động cơ vòng Oddi).

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất