Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? • Hello Bacsi

Related Articles

Tình trạng tăng đường huyết có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt cho đến khi lượng đường trong máu của bạn cao trên 180 – 200 mg/dL (10 – 11,1 mmol/L). Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Thường cảm thấy khát
  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sụt cân
  • Dễ bị nhiễm trùng

Vì vậy, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần có tăng đường huyết, ít hay nhiều cũng cần được can thiệp phù hợp. Đường huyết tăng cao trong thời gian càng dài thì càng tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành, phá hủy các dây thần kinh, mạch máu, mô và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tổn thương mạch máu dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, hãy đặc biệt lưu tâm việc đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm đến tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Có hai trường hợp là:

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là một biến chứng thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường típ 1, đôi khi cũng xuất hiện ở người đái tháo đường típ 2, do cơ thể không sản xuất đủ insulin. Điều này khiến glucose không thể đi vào tế bào để tạo ra năng lượng và buộc cơ thể phải phân hủy chất béo để thay thế. Quá trình phân hủy chất béo sẽ tạo ra các axit gọi là ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể gây hôn mê và đe dọa đến tính mạng.

Bạn cần kiểm tra mức đường huyết và lượng ceton trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện tình trạng này. Nguy cơ cao nhiễm toan ceton nếu mức đường huyết trên 11,1mmol/L và lượng ceton trong máu từ 1,6mmol/L trở lên.

Tăng áp lực thẩm thấu

Tình trạng này xảy ra trong bệnh tiểu đường tuýp 2, thường được kích hoạt bởi bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng. Lúc này, mức đường huyết của bạn có thể cao đến 1000 mg/dL (55,6 mmol/L). Cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu, khiến bạn đi tiểu rất nhiều. Nếu không điều trị, tình trạng tăng áp lực thẩm thấu có thể dẫn đến mất nước, hôn mê và đe dọa đến tính mạng.

Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm tới tính mạng? Bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đi khám bệnh ngay nếu lượng đường trong máu cao hơn 300 mg/dL (16,7 mmol/L) và không cải thiện dù đã tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Không chỉ tình trạng tăng đường huyết mới gây nguy hiểm, chỉ số này nếu giảm mạnh cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu lượng đường trong máu lúc đói ở mức dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L).

Tình trạng này thường gặp ở những người bị đái tháo đường không tiêu thụ đủ carbohydrate, ăn chay, tăng cường hoạt động thể chất, uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường quá liều.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm khi hạ thấp

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất