Chế độ ăn giúp tăng sức đề kháng cho người đái tháo đường type 2

Related Articles

Việc tuân thủ chế độ ăn uống đúng cách có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, trong khi đó nếu tiêu thụ thực phẩm sai cách người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm (1). Do đó, đối với người bị đái tháo đường, việc tìm hiểu về chế độ ăn uống đúng cách nhằm kiểm soát đường huyết là rất cần thiết.

Chế độ ăn đúng cách giúp tăng đề kháng cho người đái tháo đường type 2

Với người bệnh đái tháo đường, việc thực hiện chế độ ăn uống đúng cách không chỉ giúp họ quản lý đường huyết tốt, ngăn ngừa biến chứng mà cón giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể:

1. Hiểu nhu cầu carbohydrate của bản thân và kích thước khẩu phần phù hợp

Amy Gorin (3), nữ chuyên gia dinh dưỡng, ở Union City, New Jersey, Hoa Kỳ, chia sẻ: Thực tế không có một khẩu phần ăn nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Thế nhưng nữ chuyên gia này đưa ra ghi chú rằng, bệnh nhân đái tháo đường nên nhận được khoảng 45% calo từ carbohydrate, 55% còn lại là từ protein từ thịt nạc (thịt gà bỏ da), cá béo (cá hồi, cá trích, cá mòi) và protein từ thực vật như (đậu phụ, các loại đậu) và các thực phẩm cung cấp chất béo có lợi cho tim như quả hạch, cá (1) và dầu đậu phộng, dầu ô liu…

Theo Gorin: Phụ nữ bị đái tháo đường cần 3 – 4 khẩu phần với khoảng 45 – 60g carbs/bữa ăn, trong khi đó nam giới cần 60 – 75g carbs/bữa ăn tương ứng với 4 – 5 khẩu phần. Khẩu phần ăn thường được tính là 15g carbohydrate tương đương với 1/3 chén cơm gạo lứt hay 1/2 chén đậu đen hay một lát táo hoặc một lát bánh mì nguyên hạt (5).

2. Chọn đúng thực phẩm và chế biến đúng cách

thực phẩm chứa chất béo cho người tiểu đường

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, ngoài việc tiêu thụ các loại rau không chứa carbs, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu nguyên vỏ, thịt nạc, cá…, người bị đái tháo đường type 2 nên ưu tiên các thực phẩm:

  • Thực phẩm giàu omega-3: Việc tiêu thụ cá (cá hồi, cá thu, cá mòi), hạt quả óc chó, hạt chia cùng các rau xanh giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa hoặc kiểm soát các bệnh tim mạch và tốt cho hệ miễn dịch (4).
  • Thực phẩm lên men: Các thực phẩm được lên men tự nhiên như yaourt, dưa cải bắp, kim chi, trà thủy sâm… giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây hại từ bên ngoài cơ thể (4).
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Trong cơ thể, vitamin E hoạt động như một chất oxy hóa mạnh mẽ, tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể tăng lượng vitamin E cho cơ thể bằng cách ăn quả bơ, hạt hướng dương, dầu ô liu (4).
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Đây là một vitamin thiết yếu cần có trong chế độ ăn hàng ngày của mọi người, kể cả người bị đái tháo đường, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn có thể ăn dứa, bưởi, cải Brussels hay kể cả tỏi… để cung cấp vitamin C cho cơ thể (4).
  • Dầu ô liu: Dầu ô liu tốt cho tim (11), do đó, người bị đái tháo đường type 2 nên sử dụng dầu ô liu nguyên chất thay cho các loại dầu thực vật khác để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch (12).
  • Một số loại gia vị: Gừng, nghệ, quế, thì là… từ lâu đã được biết đến với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, phòng chống bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan (6). Do đó, bạn nên thêm các loại gia vị này vào một số món ăn hay dùng chúng để chế trà. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về lượng dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Khi cố gắng thực hiện chế độ ăn uống đúng cách để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, bạn cũng nên chú trọng vào các phương pháp nấu nướng. Thực tế là cách thức nấu nướng cũng tạo nên sự khác biệt lớn trong món ăn. Với một số món ăn, thay vì chiên/rán, bạn có thể đút lò, nướng, áp chảo… để giảm lượng chất béo có trong món ăn. Với các loại rau củ, bạn nên áp dụng các phương pháp như luộc, hấp, trộn thay cho các món xào.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất