Chăm sóc người bệnh tiểu đường type 2: Những bước cơ bản để phòng ngừa biến chứng • Hello Bacsi

Related Articles

Đái tháo đường type 2 là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả khiến cho nồng độ glucose máu tăng vọt. Tình trạng này nếu kéo dài mà không có sự can thiệp sẽ gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, mạch máu và các dây thần kinh (1).

Theo đó, người mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ thì nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp (2). Nếu bạn chưa biết rõ, hãy cùng tham khảo những gợi ý qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường dựa trên thói quen sinh hoạt hằng ngày

1. Thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tích cực

Có thể nói, dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, bất kỳ loại thực phẩm nào bạn tiêu thụ cũng đều có khả năng ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Để an tâm, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách lên thực đơn hằng ngày (3).

Ngoài yếu tố trên, bạn cũng cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề cân đối các nhóm chất dinh dưỡng thông qua việc ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm. Lời khuyên là hãy cắt giảm các thực phẩm nhiều đường, bột; thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh xen kẽ giữa các bữa ăn để giảm bớt cơn đói (4).

Về khẩu phần ăn, bạn nên chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm hấp thụ quá nhiều đường một lúc. Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ và dùng bữa đúng giờ để tránh làm thay đổi chỉ số glucose máu đột ngột (3).

Để đường huyết ổn định, cuộc sống cân bằng, bạn nên dùng thêm sữa dành riêng cho người đái tháo đường. Ưu tiên chọn sữa đã được chứng minh lâm sàng cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng khuyến cáo về dinh dưỡng cho người đái tháo đường của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và châu Âu (EASD). Sản phẩm với công thức đặc chế hệ bột đường giải phóng chậm nên có tác dụng làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân và vòng eo. Bạn có thể dùng sữa thay thế toàn phần bữa ăn chính hoặc làm bữa ăn phụ.

2. Quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi

Ông bà ta thường nói: “Ăn được ngủ được là tiên” để nói lên vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe. Đặc biệt trong các khuyến cáo về chăm sóc người bệnh tiểu đường, hầu hết các chuyên gia đều khuyên người bệnh nên ngủ ít nhất từ 7 – 8 giờ mỗi ngày (5).

Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt, giảm được chứng thèm ăn, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu và cải thiện khả năng hoạt động của insulin (5).

Ngược lại, bệnh sẽ diễn tiến xấu đi nếu bạn rơi vào trạng thái thiếu ngủ, mất ngủ hay gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như các vấn đề tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp (6).

Để ngon giấc hơn, bạn hãy đặt ra giờ ngủ cố định, tránh dùng rượu, bia hoặc chất kích thích hay suy nghĩ quá nhiều. Nhiều người bệnh đái tháo đường chia sẻ họ ngủ ngon hơn khi “tạm xa” các thiết bị điện tử 1 giờ trước khi lên giường (5).

3. Kiểm tra mức đường huyết

Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hoàn chỉnh không thể thiếu bước kiểm tra mức đường huyết mỗi ngày. Việc này có ý nghĩa giúp người bệnh quản lý chế độ dinh dưỡng, phòng tránh được nguy cơ bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hơn nữa, thông qua việc theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà, người bệnh cũng có thể điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, luyện tập cho phù hợp (7).

Với cách đo đường huyết truyền thống (lấy giọt máu ở đầu ngón tay), Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người bệnh nên ghi lại kết quả hằng ngày. Bởi lẽ, những thông tin như vậy sẽ rất hữu ích cho bác sĩ trong những lần thăm khám định kỳ. Căn cứ trên những số liệu mà bệnh nhân thu thập, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị và đưa ra những thay đổi nếu cần thiết (7).

Riêng với người sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM), sử dụng cảm biến nhỏ gắn dưới da để kiểm tra nồng độ đường trong dịch mô hoặc các chất lỏng xung quanh tế bào của cơ thể, loại máy này cứ sau vài phút sẽ đo chỉ số đường huyết 1 lần. Điều đặc biệt là dữ liệu đường huyết có thể tải về máy tính hoặc điện thoại thông minh để người bệnh tiện theo dõi. Điểm bất lợi là CGM có chi phí cao so với dạng máy đo đường huyết truyền thống (8).

4. Tránh lối sống tĩnh tại

vận động là cách giúp kiểm soát đường huyết

Vận động là một trong những việc nên làm trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa luyện tập thể dục với chế độ ăn hợp lý là cách giúp kiểm soát đường huyết vô cùng hữu hiệu (9).

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất