Chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ đúng cách để bé mau khỏe sau tiêm

Related Articles

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những cách chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ em cùng các tác dụng phụ phổ biến và phản ứng sau tiêm hiếm gặp để ba mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất.

Các phản ứng phổ biến của trẻ sau tiêm chủng

Trước khi tìm hiểu các biện pháp chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh, cùng điểm qua các phản ứng sau tiêm ở trẻ em. Việc chủng ngừa cho trẻ em có tác dụng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, vắc xin thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Cần phân biệt rõ những tác dụng phụ nào là bình thường, có thể chăm sóc sau tiêm vacxin tại nhà và những tác dụng phụ nào cần phải đến bệnh viện. Trước tiên, cùng điểm qua những phản ứng phụ phổ biến sau khi cho trẻ tiêm phòng:

1. Quấy khóc

Tiêm chủng có thể khiến bé cảm thấy lo sợ, căng thẳng khi tiêm và mệt mỏi, khó chịu sau chủng ngừa. Những điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc. Quấy khóc và cảm thấy khó chịu sau khi tiêm vắc xin là điều bình thường.

2. Đau, đỏ và sưng vết tiêm

Một tác dụng phụ bình thường khác của tiêm chủng là bé có thể cảm thấy đau âm ỉ tại vết tiêm. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài ngày sau tiêm chủng. Trẻ có thể cảm thấy nóng và sưng ở vết chích, đôi khi kèm theo cảm giác ngứa.

Đây chỉ đơn giản là phản ứng của việc kim tiêm chích vào da và thường xảy ra ở nhiều trẻ. Vì là một tác dụng phụ bình thường nên bạn không cần đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn vài ngày, trở nên tồi tệ hơn hoặc kèm theo các triệu chứng khác như thay đổi thị lực và thính giác, hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

Bên cạnh đó, đôi khi sau khi chủng ngừa, một cục u nhỏ, cứng, không đau có thể nổi lên tại vị trí kim tiêm chích vào. Trong trường hợp này, cần chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ như thế nào? Phụ huynh không cần phải đắp hay thoa bất cứ thuốc nào vào chỗ sưng đau. Nếu trẻ sưng đau, hãy lấy khăn bỏ vài viên đá và chườm lạnh chỗ sưng đau. Mỗi lần chườm 5-10 giây rồi nghỉ khoảng 30 giây và tiếp tục lặp lại quá trình trên trong khoảng 5 phút sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn. Lưu ý là cần tránh chườm lạnh lâu có thể gây bỏng da ở trẻ nhỏ.

3. Chăm sóc sau tiêm vacxin như thế nào nếu trẻ bị sốt nhẹ sau tiêm chủng?

chăm sóc sau tiêm vacxin

Chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ như thế nào nếu bé bị sốt? Không có gì lạ khi trẻ em bị sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm chủng. Sốt nhẹ là khi trẻ sốt nhưng nhiệt độ khoảng 38,5 độ C trở xuống. Sốt là một phần của chủng ngừa, cũng là một phần phản ứng của cơ thể để cảm nhận vắc xin trong người bé. Do đó, sốt cũng được xem là một tác dụng phụ phổ biến của chủng ngừa.

Trẻ bị sốt nhẹ có thể ra mồ hôi và đôi khi mặt hơi đỏ. Một số trẻ cũng có thể bị sốt 7-10 ngày sau khi tiêm vắc xin MMR hoặc MMRV. (Sởi – Quai bị – Rubella – Thủy đậu). Ở một số trẻ, sốt có thể cao trên 39,4 độ C. Bản thân cơn sốt sẽ không gây hại cho bé, nhưng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không vui. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có biểu hiện sốt sau tiêm trên 38 độ C thì đó là điều đáng lo ngại. Cách chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ đối với tình huống này ra sao? Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi khám.

4. Bé thường cảm thấy buồn ngủ sau khi chủng ngừa

Cảm giác hơi buồn ngủ hoặc buồn ngủ trong những giờ sau khi tiêm phòng là điều bình thường. Vậy cần chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ như thế nào nếu bé bị buồn ngủ sau tiêm? Trong trường hợp này, bạn nên để bé nghỉ ngơi và hồi phục nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không? Cha mẹ nên làm gì?

5. Bỏ ăn hoặc bỏ bú

Một số trẻ nhỏ khi không được khỏe sau chủng ngừa có thể muốn bú mẹ thường xuyên hơn, tuy nhiên, nhiều bé lại bú ít hơn bình thường sau khi chích vắc xin. Đa số những trẻ lớn có thể ăn kém hơn trong 1-2 ngày sau tiêm chủng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất