Cách phòng ngừa các chấn thương trong yoga • Hello Bacsi

Related Articles

Nhiều người tập yoga đã biết rõ về lợi ích của bộ môn này nhưng lại ít nghĩ đến những chấn thương trong yoga mình có thể gặp. Một nhà sinh lý học thần kinh đã chỉ ra một số tư thế yoga có thể gây ra đột quỵ ngay cả với những người khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ không chỉ là chấn thương đầu mà còn là một số động tác nhanh và kéo giãn cổ quá mức. Từ năm 2001 đến 2014, các chấn thương trong yoga đã đạt tới con số 29.590. Trong đó, có 46,6% bị chấn thương ở phần thân và 45% là chấn thương do bong gân hoặc căng cơ. Những ai từ 65 tuổi trở lên có nhiều chấn thương nhất.

Vậy những tư thế yoga nào dễ gây chấn thương nhất, bộ phận cơ thể nào dễ bị chấn thương khi tập yoga và làm sao để tránh những chấn thương này?

Các tư thế yoga dễ gây chấn thương

Những ai tập yoga, đặc biệt là người chỉ mới bắt đầu, có thể dễ bị chấn thương khi tập những tư thế sau:

1. Tư thế trồng chuối bằng tay

Tư thế trồng chuối bằng tay

Tư thế trồng chuối bằng tay hay còn gọi là Adho Mukha Vrksasana đòi hỏi bạn đỡ trọng lượng của cả cơ thể bằng tay nên áp lực lên vùng này là rất lớn. Hơn nữa, đây cũng không phải là tư thế vững vàng nên bạn rất dễ té ngã. Khi tập tư thế yoga này, bạn có thể bị căng cơ gân khoeo.

Ngoài ra, tư thế trồng chuối cũng tạo áp lực lên mắt nên không phù hợp cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.

2. Tư thế trồng chuối bằng đầu

Tư thế trồng chuối bằng đầu

Tương tự như tư thế trồng chuối bằng tay, tư thế trồng chuối bằng đầu (Salamba Sirsana) cũng không vững vàng. Bên cạnh đó, tư thế này dồn hết trọng lượng cơ thể vào đầu nên không phù hợp với những người đang hay đã từng bị chấn thương cổ.

Ngoài ra, tư thế trồng chuối bằng đầu cũng không thích hợp với những người mắc bệnh tăng nhãn áp.

3. Tư thế cây nến

Tư thế cây nến

Tư thế cây nến (Salamba Sarvangasana) có tác dụng tốt cho sức khỏe tuyến giáp và quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, phần cột sống ở thân trên phải chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể khi bạn tập tư thế này. Ngoài ra, tư thế này cũng gây áp lực lên cổ và làm tăng nguy cơ bị căng cơ chân.

Tư thế cây nến cũng không thích hợp cho những người mắc chứng tăng nhãn áp. Hơn nữa, những người bị huyết áp cao cũng không nên tập tư thế cây nến vì tư thế này có thể phá hủy niêm mạc động mạch, từ đó gây ra các cục máu đông và dẫn đến đột quỵ.

4. Tư thế đứng gập người về phía trước

Tư thế đứng gập người về phía trước

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất